6 thói quen nhỏ giúp bạn sống và làm việc hạnh phúc hơn

Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách thức dậy sớm để bắt đầu công việc thật tốt nhé
Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách thức dậy sớm để bắt đầu công việc thật tốt nhé
Các triết gia cổ đại thường khuyên chúng ta rằng, các hành trình vĩ đại nhất thường bắt đầu từ bước nhỏ nhất. Thực hiện những bước nhỏ dưới đây và biến chúng thành thói quen hằng ngày sẽ giúp bạn sống và làm việc hạnh phúc hơn.

1. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng cách thức dậy sớm

Khi thức dậy và đi làm sớm, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ khó khăn vào đầu ngày.

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người làm công việc thiết kế thời trang, truyền thông, kỹ sư… thời gian họ đạt giới hạn của tập trung và sáng tạo cao nhất là trong khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng. Vì vậy, thay vì thức thật khuya để hoàn thành xong công việc và phải uống cà phê cả ngày chỉ để giữ cho mắt mở, hãy dành thời gian ngủ hợp lý để thức dậy sớm hơn. Vào cuối ngày, bạn sẽ cảm thấy như bạn thực sự hoàn thành rất tốt mọi thứ.

2. Tập thói quen “tò mò”

Nhiều người cho rằng sự tò mò là một đức tính không tốt, bởi cuộc sống có nhiều chuyện không nên biết sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, có phải nếu chúng ta ngưng tò mò thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn không?

Nếu bạn không quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh thì bạn sẽ khó tìm được động lực để làm việc nhanh hơn nơi làm việc hoặc ở nhà. Vì thế, đừng ngại ngần đặt câu hỏi về những điều bạn chưa biết và bạn sẽ nhận thấy cảm giác kỳ diệu xuất hiện sau một thời gian bạn duy trì thói quen trên.

3. Thể hiện sự tôn trọng

Tôn trọng là một con đường hai chiều. Bạn cho đi và sau đó nhận lại cho mình. Bạn không chỉ nên thể hiện sự tôn trọng người khác thông qua phép lịch sự thông thường, mà bạn nên thực hiện điều này bằng cách ăn mặc khiêm tốn và gọn gàng, chú ý đến vệ sinh cá nhân.

Như trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng và người tìm việc đều phải thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau qua trang phục, cách giao tiếp, ứng xử. Thái độ tốt sẽ cho thấy được sự chuyên nghiệp của công ty và ngược lại ứng viên cũng được đánh giá tốt.

6 thói quen nhỏ giúp bạn sống và làm việc hạnh phúc hơn ảnh 1 Bạn nên thể hiện sự tôn trọng với tất cả mọi người

4. Học cách tha thứ

Việc có ác cảm với người khác chỉ khiến bạn thiệt thòi thậm chí là chịu những hậu quả tồi tệ. Trong khi đó tha thứ vừa là một giá trị sống, vừa là một kỹ năng sống – kỹ năng đồng cảm để giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng nhất. Đó là lý do mà bạn cần tự rèn luyện cho mình cách tha thứ.

Hãy học cách tha thứ, và rồi giấc ngủ của bạn sẽ yên bình và hạnh phúc hơn. Sau đó, bạn nên bắt đầu lên kế hoạch cho những điều tươi đẹp phía trước.

5. Sống tốt cho người khác

Hạnh phúc không dừng lại ở việc được mọi người yêu thương. Nó còn nói lên những tình cảm mà bạn đã dành cho những người xung quanh mình. Thay vì chỉ sống cho bản thân, hãy suy nghĩ đến người khác.

“Giấc mơ bạn mơ một mình chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ bạn mơ cùng người khác là hiện thực” - John Lennon

6. Chịu trách nhiệm về sức khỏe của bạn

Sức khỏe chính là tài sản quý giá của mỗi người. Vì thế, bên cạnh việc làm thế nào để kiếm thật nhiều tiền thì cũng đừng quên trân trọng và giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Bạn có thể có cơ hội thứ hai để làm điều gì đó, nhưng bạn sẽ không bao giờ có được cơ thể thứ hai. Nếu cơ thể bạn không hạnh phúc, thì tâm trí bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Dẫn đến công việc của bạn cũng không đạt hiệu quả như mong muốn.

Những người kiêu ngạo thường không nghe lời người khác và cố gắng vượt qua cuộc sống của họ. Một người tự tin biết rằng họ không hoàn hảo, nhưng ít nhất họ có ý thức chung để giải quyết vấn đề và thách thức hằng ngày theo cách hoàn toàn chấp nhận được. Họ chấp nhận thực tế cho dù họ thắng hay thua. Những người kiêu ngạo cố gắng để trở nên hoàn hảo, và khi họ thất bại, điều đó trở nên thật khủng khiếp.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.