Nếu câu trả lời chủ yếu là có, có thể bạn đang đắm mình trong các loại thực phẩm có đường một cách không lành mạnh. Nếu bạn có cảm giác thèm ăn đường thường xuyên đến mức mất kiểm soát, rất có thể bạn đang bị mắc chứng nghiện đường.
Trong tiềm thức của người mắc chứng nghiện đường, họ cảm nhận đường giống như một phần thưởng, kích thích khiến họ mong muốn có được. Khi bạn ăn quá nhiều đường, bạn đang làm cho tình trạng này trầm trọng thêm. Điều này khiến bạn trở nên bị lệ thuộc.
Tiêu thụ quá nhiều đường được biết là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, lo âu, trầm cảm, tăng động và bệnh tim.
Dưới đây là một số bước có thể giúp bạn cai nghiện đường.
Loại bỏ các loại thực phẩm có đường trong nhà của bạn:
Hãy loại bỏ tất cả các sản phẩm chứa đường từ nhà bếp và các phòng khác trong nhà của bạn. Sự hiện hữu của chúng có thể khiến bạn bị cám dỗ.
Ăn đủ 3 bữa chính một ngày:
Ăn ba bữa ăn cân bằng trong một ngày bao gồm protein, chất xơ, carbonhydrate phức hợp và chất béo lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn duy trì lượng đường trong máu và kiềm chế cảm giác thèm ăn đường.
Sử dụng thực phẩm thiên nhiên, là một cách thay thế lành mạnh:
Nếu bạn cần phải nêm ngọt một số thực phẩm, hãy dùng mật ong hoặc đường thốt nốt để thay thế.
Hãy năng vận động:
Tập thể dục thường xuyên, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, và ngủ ít nhất bảy đến tám giờ mỗi đêm có thể làm giảm cảm giác thèm ăn đường.
Để những đồ ăn nhẹ lành mạnh xung quanh:
Nếu bạn thấy rất đói, bạn sẽ mất kiểm soát và ăn một cách vô thức các loại thực phẩm có đường. Hãy mang các loại hạt, nho khô, hoặc trái cây bên cạnh để ăn khi bạn ra ngoài.
Luôn ý thức được bản thân:
Điều quan trọng là phải nhớ những tác dụng phụ của đường có thể gây ra đối với sức khỏe của bạn. Tập trung và duy trì sức mạnh ý chí của bạn. Cho phép bản thân nhận được một phần thưởng nhỏ khi bạn nỗ lực giảm thành công chứng nghiện đường.
Theo Phương Vũ