5.000 năm trước, người Trung Quốc nấu bia bằng... bo bo

TPO - Khi khai quật một nhà máy bia cổ gần Thiểm Tây (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bằng chứng tiết lộ công thức nấu bia độc đáo với những thành phần như hạt kê, khoai lang và... bo bo.
Ảnh minh họa

Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một nhà máy sản xuất bia tồn tại từ khoảng năm 3.400 đến 2.900 Trước Công nguyên, nằm gần tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc).

Tại đây, các dụng cụ làm bia cổ đã được phát hiện, chứng tỏ rằng người cổ đại đã làm chủ kĩ thuật sản bia tiên tiế. Dư lượng chất màu vàng trong ống khói gốm và chậu rộng miệng đã cho thấy người xưa từng sử dụng các thành phần lên men để làm bia.

Các dụng cụ làm bia được tìm thấy.

Và khi đem dư lượng chất còn sót lại này đi phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra thành phần của loại bia được người Trung Quốc cổ đại nấu 5.000 năm trước. Trong đó có: hạt kê, lúa mạch, khoai lang và bo bo. Tỉ lệ giữa các thành phần này trong bia hiện vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các loại hạt ngũ cốc lên men đã tạo ra vị chua của bia, còn vị ngọt của bia có được nhờ khoai lang.

Sự hiện diện của lúa mạch là đáng ngạc nhiên, bởi các nhà khoa học chưa từng phát hiện sự tồn tại của lúa mạch ở thời điểm sớm như vậy tại Trung Quốc.

Một loại bếp bằng gốm cũng đã đuwjc tìm thấy. Loại bếp này được cho là có khả năng phá vỡ và biến đổi carbohydrate thành đường.

Qua đó, có thể thấy người Trung Quốc đã thành thục trong kĩ thuật sản xuất bia từ rất sớm, tương đương với người Iran và Ai Cập cổ đại.

Theo Theo Shanghaiist