5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam
SVVN - Vẻ đẹp không chút son phấn, không kỹ xảo, 5 "mỹ nhân" một thời không chỉ khiến khán giả lưu luyến mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người bởi tố chất quý hiếm về diễn xuất, làm nên thành công của những bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Cố nghệ sĩ Phi Nga trong Chung một dòng sông

Cố nghệ sĩ Phi Nga đã gây được ấn tượng đặc biệt khiến khán giả không thể quên, không phải vì đây là nữ diễn viên đầu tiên của nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam mà bởi khi đó, lúc đóng phim “Chung một dòng sông”, ở tuổi 24, Phi Nga hoàn toàn là người “ngoại đạo”. Khi ấy, cố nghệ sĩ Phi Nga chưa được đào tạo một chút gì về diễn xuất trong phim. Đáng ngạc nhiên là dù vậy nhưng cô đã thực sự tỏa sáng, để lộ một tài năng về diễn xuất và những tố chất quý hiếm của một diễn viên điện ảnh bởi lối diễn hết sức giản dị, mộc mạc nhưng có chiều sâu và lột tả được hết tính cách, tâm trạng của nhân vật. Điều này không phải ai cũng đạt được. Ngay cả những diễn viên lớn, nổi tiếng ở trong nước cũng như thế giới không ít người phải tới những phim về sau mới gặt hái được thành công. Cố nghệ sĩ Phi Nga không sở hữu đường nét sắc sảo nhưng lại "hút hồn" người đối diện bởi nét duyên ngầm, đôn hậu rất riêng, hay cười, nhỏ nhẹ, vẻ đẹp 'hữu xạ tự nhiên hương" pha trộn giữa sự dịu dàng và đáng yêu.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 1

Chung một dòng sông ra đời năm 1959 do hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.

Là một diễn viên tài năng nhưng ta thấy số lượng phim cố nghệ sĩ Phi Nga tham gia không nhiều là bởi ngay từ lúc chưa đến 40 tuổi cô đã mắc bệnh tim, không thể làm được những việc nặng, mà đóng phim nhiều khi là một thứ lao động rất vất vả. Rồi Phi Nga bị tai biến mạch máu não. Sau 10 năm chống chọi với căn bệnh quái ác này, cố nghệ sĩ Phi Nga vĩnh viễn ra đi ở tuổi 49 (1984).

NSND Trà Giang trong Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm

Đối với công chúng, thật khó có nghệ sĩ nào giành được nhiều tình cảm nồng ấm như nữ diễn viên - NSND Trà Giang.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 2

Với vai Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm (đạo diễn Hải Ninh), NSND Trà Giang đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Moskva năm 1973. Với những đóng góp cho sự nghiệp điện ảnh nước nhà, diễn viên Trà Giang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1984. Năm 2007, NSND Trà Giang trở thành người đầu tiên được Hội Điện ảnh Việt Nam tôn vinh "Thành tựu trọn đời".

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 3

Nữ diễn viên Trà Giang không phải người sở hữu vẻ đẹp rực rỡ nhưng càng nhìn càng hấp dẫn và lôi cuốn, đặc biệt rất ăn hình cùng đôi mắt biết nói, nụ cười tỏa nắng. Sở hữu một vẻ đẹp hồn hậu, dung dị, nhưng không kém phần đài các, sang trọng và tiềm ẩn bên trong nhan sắc đằm thắm, mặn mà là một trí tuệ mẫn tiệp đi cùng một tâm hồn nhân hậu, thủy chung. Có thể nói, nữ diễn viên Trà Giang là hiện thân của một sắc đẹp ngời lên từ trí tuệ và tâm hồn, quả không hổ danh "mỹ nhân màn ảnh đen trắng".

Không chút son phấn, không thước phim màu, vẻ đẹp của NSND Trà Giang vẫn khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình, Thậm chí ngay cả khi ở tuổi ngoài 70, NSND Trà Giang vẫn giữ được nét đẹp và thần thái hiếm có.

Diễn viên Thúy An với Cánh đồng hoang

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 4

Thúy An là một trong những diễn viên hàng đầu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam. Tên tuổi của bà gắn liền với các bộ phim được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật như Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn, Mùa gió chướng, Ván bài lật ngửa, Mùa nước nổi hay Vùng gió xoáy... Mặc dù không qua bất cứ trường lớp nào nhưng Thúy An lại có lối diễn xuất chân chất, mộc mạc, đi vào lòng người. Thêm vào đó, bà lại sở hữu vóc dáng xinh đẹp nhưng rất hiền hậu, đoan trang đậm chất miệt vườn sông nước, khuôn mặt hồn nhiên nhưng lại toát lên sự sâu thẳm từ trong ánh mắt cho đến tâm hồn.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 5

Có lẽ, khán giả Việt sẽ không bao giờ quên được hình ảnh người phụ nữ Nam bộ đẹp một cách hoàn mỹ từ vẻ ngoài, tâm hồn cho đến lòng yêu nước quật cường trong "Cánh đồng hoang" hay người con gái có ánh mắt khắc khoải trong mối tình vô vọng với người chiến sĩ biệt động Sài Gòn trong phim "Biệt động Sài Gòn".

NSƯT Thanh Loan trong Biệt động Sài Gòn

NSƯT Thanh Loan bén duyên với nghệ thuật từ năm 15 tuổi. Sở hữu một vẻ đẹp dịu dàng vượt thời gian đặc trưng của thiếu nữ đất Hà Thành với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, vóc dáng đẹp, Thanh Loan được biết đến với rất nhiều bộ phim như: Người về đồng cói, Phương án ba bông hồng, Nơi tình yêu đã chết, Bí mật thành phố cấm, Bản đề án bị bỏ quên... và đặc biệt là phim Biệt động Sài Gòn.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 6

Bộ phim Biệt động Sài Gòn về lực lượng biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân phát hành năm 1986 đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem và trở thành bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 7

Ở NSƯT Thanh Loan, người ta thấy được nét đẹp cổ điển trên gương mặt và sự tươi trẻ, quyết liệt trong tinh thần. Bởi không giống các mỹ nhân điện ảnh một thời, mặc dù sở hữu nhan sắc, tài năng nhưng NSƯT Thanh Loan lại chọn cho mình lối sống giản dị, vừa phải, không đòi hỏi quá cao, cốt giữ cho bản thân không sa vào cảnh “hồng nhan đa truân”.

Nghệ sĩ Lê Vân trong Bao giờ cho đến tháng Mười

Bao giờ cho đến tháng Mười được sản xuất năm 1984 đã được coi là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNN đánh giá Bao giờ cho đến tháng Mười là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 8

Sinh ra trong một gia đình ba chị em sở hữu tài sắc vẹn tòan "hot" nhất V-biz những năm 1990, chị cả Lê Vân sinh năm 1958, là người sở hữu nhan sắc mặn mà và có sự nghiệp điện ảnh rực rỡ hơn cả. Lê Vân đạt được khá nhiều thành công ở lĩnh vực điện ảnh với những bộ phim kinh điển như: Chị Dậu, Bao giờ cho đến tháng Mười, Đêm hội Long Trì...

5 tuyệt sắc giai nhân làm nên 5 bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ảnh 9

Sở hữu thân hình mảnh khảnh lúc còn trẻ, cùng nét đẹp điển hình của con gái Hà Nội xưa, vừa man mác, vừa thẳm sâu và phẳng lặng như hồ Thu, Lê Vân được coi là nhan sắc đỉnh cao, vẻ đẹp mê hồn đặc trưng của những năm 1990.


MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm