Cần đặt câu hỏi "Có thự sự cần ly hôn" khi bạn muốn ly hôn. Ảnh minh họa |
1. Có thực sự cần ly hôn
Hãy chắc rằng bạn đã không quyết định trong cơn nóng giận. Bạn hãy viết (chứ không phải chỉ nghĩ hoặc nói) tất cả những lý do khiến bạn không thể nào duy trì cuộc hôn nhân này. Đọc kỹ, bổ sung thêm vài lần cho thật hoàn chỉnh, rồi cất đi bản kê khai đó.
Một tháng sau, lúc thư thái bình tĩnh nhất, bạn lấy bản khác ra, viết lại những lý do mà bạn phải ly hôn. Rồi lại cất đi.
Một tháng sau lại viết bản mới, cũng câu hỏi đó: Cái gì làm bạn không thể sống tiếp với anh ấy.
Rồi bạn so sánh 3 bản này với nhau. Nếu mỗi bản một khác thì có nghĩa là lý do cuả bạn chưa thực sự chín chắn. Còn nếu lý do của 3 lần giống hệt nhau, thì bạn chỉ cần ký vào đơn!
2. Nếu bạn có con rồi...
Cố gắng để con không bị sốc. Dù con bạn bao nhiêu tuổi, chưa biết nói hay đã lớn, bạn vẫn phải tìm cách thích hợp để trao đổi với con về hôn nhân của ba mẹ. Đừng cấm đoán không cho con gặp thăm ông bà nội, hay bố của nó. Dù bạn ghét nhà họ đến thế nào thì cũng không nên để con lớn lên mà không có nguồn gốc. Bé tuyệt đối không phải là công cụ để trả thù ai đó!
3. Giữ quyền nuôi con, cách nào?
Chỉ khi bạn có việc làm, có thu nhập thì bạn mới được quyền nuôi con. Và nếu bạn không tự chủ về kinh tế thì cuộc sống sau ly hôn sẽ rất khủng hỏang vì thế, cần lập kế hoạch rõ ràng, cho 3 tháng, cho 1 năm, cho 3 năm sau khi ly hôn. Tìm kiếm tận dụng những nguồn lực giúp đỡ mình, từ bạn bè, các tổ chức xã hội, các cơ hội làm ăn…
4. Tha thứ và quên đi
Không nói xấu, không bới móc quá khứ, cũng không ám ảnh, dằn vặt mình. Tha thứ là để cho chính mình, và ngày mai là một ngày mới!
5. Để ngỏ cửa cho hạnh phúc
Không cần cực đoan khăng khăng sẽ ở vậy suốt đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, và cũng chưa biết tương lai khi nào bạn sẽ lại gặp một người thực sự yêu thương mình. Nhưng cũng tránh sau ly hôn là tái hôn vội vàng, để trả thù nhau, hoặc vì quá chơi vơi, để rồi lại vấp ngã tiếp. Bạn thực sự cần thời gian để ổn định và bình tĩnh!
Lửa Ấm