Một ly trà bạc hà ướp lạnh lại có vị trái cây thơm ngọt sẽ làm bạn thấy sảng khoái và đầy năng lượng. Hơn thế, trà bạc hà từ lâu được biết đến là loại thức uống thảo dược nóng, tốt cho sức khỏe.
Điểm nổi bật nhất là hương thơm dễ chịu giúp cho người dùng cảm thấy sảng khoái và thư giãn. Bạc hà cũng là người bạn tốt trong việc chống lại chứng mất ngủ.
Một trong những lợi ích của bạc hà là đặc tính kháng viêm, có thể giúp giảm đau. Hãy thử thoa dầu bạc hà vào chỗ đau vài lần trong ngày để làm giảm đau cơ, viêm khớp hoặc giảm đau bụng kinh.
Trà bạc hà có thể kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Ngoài ra, nó còn là một loại thảo dược thông mũi và đờm hiệu quả, giúp chữa tình trạng tắc nghẽn, ho và cảm lạnh. Xoa bóp dầu bạc hà trực tiếp vào ngực có thể giúp giảm ho.
Trà bạc hà sẽ cải thiện dòng chảy của mật, cho phép cơ thể tiêu hóa chất béo. Do vậy, thực phẩm có thể đi qua cơ thể với tốc độ nhanh hơn, giúp chữa chứng khó tiêu.
Trà bạc hà cũng giúp chữa các loại rối loạn tiêu hóa khác như buồn nôn, đau bụng, và tiêu chảy. Nó có tác dụng làm dịu và làm tê tạm thời các cơ trơn.
Từ lâu, hoa cúc được xem như một loài thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ăn hoa cúc lâu ngày sẽ giúp làm đẹp nhan sắc, kéo dài tuổi thọ…
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở.
Ngoài ra, hoa cúc còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung…
Còn theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
So với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả những người trưởng thành.
Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi trước máy tính, đối mặt với tình trạng căng thẳng do áp lực công việc, ít có thời gian vận động, điều kiện ăn uống không đủ dưỡng chất.
Từ lâu người Ấn Độ đã dùng loại trà làm từ cây thì là như là một loại thuốc lợi tiểu và giúp chữa các bệnh nhiễm trùng ở thận.
Trà đen là loại chè phổ biến nhất và chiếm khoảng 75% lượng chè tiêu thụ toàn cầu.
Giống như nhiều loại trà, nó được làm từ lá của cây Camellia sinensis.
Trà đen có chứa nồng độ cao các hợp chất chống oxy hóa như theaflavins và thearubigins, có liên quan tới mức độ cholesterol thấp.
Rebecca Baer, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người uống khoảng 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 21%.
Trà đen có một vị hơi đắng và chứa khoảng 40mg caffeine mỗi cốc (một cốc khoảng 50 – 100ml).
Lá cây trà này thường được cuộn lại và lên men, sau đó sấy khô và nghiền nát.
Các nhà khoa học tin rằng quá trình lên men, vốn biến trà xanh thành đen, có thể giúp sản sinh chất flavonoid tốt cho sức khỏe.
Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…
Nếu dùng sống thì cam thảo có tính mát, có thể giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Đặc biệt, cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
Mỗi ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo, không nên dùng những loại trà chứa cam thảo như trà bát bảo, nhân trần thay nước lọc.
Trà gừng là đồ uống phổ biến, có lợi cho sức khỏe.
Lợi thế lớn nhất của trà gừng là tốt cho sức khỏe của dạ dày, khắc phục sự cố liên quan đến tiêu hóa kém, đầy hơi và bệnh dạ dày, thậm chí cả ung thư ruột kết.
Hạn chế tình trạng ốm, nôn nghén ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở đàn ông, đó là kết luận rút ra từ ngiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Havard Mỹ thực hiện ở gừng.
Trà gừng nói riêng và các món có chứa trà gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá hủy tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mo và các bộ phận khỏe mạnh khác.