5 'không' khi ăn mướp đắng cần lưu ý ngay

5 'không' khi ăn mướp đắng cần lưu ý ngay
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày, cũng có thể sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt,... Sau đây là những lưu ý quan trọng khi ăn mướp đắng.

 Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai.

 Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. 

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.  

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng.

Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. 

Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng. 

Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.  

 Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.  

Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. 

5 'không' khi ăn mướp đắng cần lưu ý ngay ảnh 1

Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.    

Ngay cả khi cây mướp đắng trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong quả cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau.

 Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong quả mướp đắng trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó. 

 Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.  

Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh). 

Theo Theo Lao động
MỚI - NÓNG