Các bạn có thể tìm câu trả lời sau bài viết dưới đây:
I-Vi trùng hiểm độc
Chúng có mặt khắp nơi, không có cách gì né tránh. Những vi sinh vật này rất ranh mãnh. Chúng không chỉ ra mặt hủy diệt, mà còn giấu mặt lừa đảo hệ miễn dịch của chúng ta. Một số chủng khuẩn hình cầu , trong đó có loại gây viêm họng thông thường, đồng thời tạo ra chất độc huỷ diệt các loại mô khác nhau, trong đó có hệ tuần hoàn máu. Tuy nhiên đó vẫn chưa phải là tất cả. Trong khi chiến đấu chống lại các bệnh lây nhiễm, hệ đề kháng của cơ thể thỉnh thoảng cũng phạm sai lầm. Bởi cấu tạo của vi trùng đôi lúc cũng giống cấu tạo của một số tế bào của cơ thể. Khi ấy thay vì tấn công tiêu diệt kẻ thù gây bệnh, những kháng thể của hệ miễn dịch lại tấn công cơ thể mẹ đẻ. Các khớp và tim dễ trở thành nạn nhân nhất. Những cơn sốt thấp khớp có thể làm chấn thương trái tim là thí dụ điển hình của hiện tượng đó.
Đã vài ba năm ngày càng xuất hiện nhiều thông tin gắn bệnh tim với sâu răng và các trạng thái viêm lợi mãn tính. Bởi lẽ thực tế nghiên cứu cho thấy: trên các máng xơ vữa thành mạch của những nạn nhân mắc các bệnh đã kể, giới nghiên cứu phát hiện ra số lượng lớn vi trùng định cư ở khoang miệng. Cách giải thích đơn giản nhất có nội dung: qua những vết thương chảy máu ở nướu lợi, những phần tử ấy đã thâm nhập vào đường máu.Về mặt lý thuyết, vào thời điểm ấy chúng phải bị phát hiện là kẻ thù của cơ thể và phải bị kháng thể tiêu diệt. Thế nhưng thực tế lại cho thấy: những vi trùng này có khả năng sản xuất ra những protein đặc biệt – yếu tố tạo cho chúng khả năng kết dính vào thành mao mạch và “chế tạo” ra tế bào của chúng. Các kháng thể không còn khả năng nhận biết kẻ thù, một khi chúng đã định cư bám vào thành mạch.
Những vi trùng này có thể làm tổn thương mô mao mạch, cũng như có thể gây ra hoặc đẩy nhanh sự xuất hiện các cục máu đông – nguyên nhân tiếp theo dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Thời gian gần đây giới nghiên cứu cũng tìm được chứng cứ cho thấy, có thể cũng bằng cách này, vi trùng chlamydia gây ra tình trạng viêm phổi và viêm cá cơ quan sinh dục. Bởi chúng cũng thường định cư trên các mảng xơ vữa và các thành mạch đã bị biến đổi do chứng bệnh này.
Lời khuyên chuyên gia:
1- Không coi thường nhiễm trùng, cần điều trị có sự giám sát của bác sĩ. Cần yêu cầu thay đổi - nếu bị dị ứng với loại kháng sinh nào đó; không được phép tự ý bỏ chữa trị.
2- Trường hợp tái diễn tình trạng hâm hấp sốt sau thời gian viêm họng, bản thân cảm thấy suy nhược và có cảm giác, tim làm việc khác thường – cần gõ cửa bác sĩ. Bởi có thể phải khám tim và tiến hành một số xét nghiệm.
3- Quan tâm vệ sinh răng miệng, mỗi năm lấy cao răng hai lần. Tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa – trường hợp bị chảy máu lợi hoặc hở chân răng.
4- Coi mọi trạng thái viêm lợi, nhất là tình huống lặp lại nhiều lần như tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
5- Nhất thiết phải điều trị dứt điểm – trường hợp đã bị sâu răng.
6- Vài ngày trước thời điểm phải nhổ răng cần uống một liều kháng sinh để phòng xa (tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa).
II. Trầm cảm
Theo đánh giá của các nhà khoa học, chứng bệnh này hành hạ 6% nam giời và tới 18% phụ nữ. Trầm cảm làm rối lọan hoạt động của các tuyến tiết xuất vào máu, hậu quả là tình trạng tăng tốc nhịp tim, gia tăng sản xuất renin – hoóc-môn nâng áp huyết và các katecholamin (trong đó có adrenalin, noradrenelin và dopamin). Nó làm cho áp huyết và nhu cầu oxy tăng cao.
Tình trạng dư thừa katecholamin cũng làm cho các tinh thể máu dễ kết dính, đồng thời cũng tiết ra những hợp chất có thể làm tổn thương màng trong các mao mạch nhỏ, cản trở việc tự sửa chữa và dẫn đến xơ vữa thành mạch.
Kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ Thuộc Đại học Y Washington khẳng định: trầm cảm làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim lớn hơn so với nhân tố di truyền và môi trường sống. Những nghiên cứu khác cho thấy: trầm cảm làm tăng nguy cơ bại tim ở người mắc bệnh mạch vành. Cũng có những thông tin theo đó, ở những bệnh nhân trầm cảm diễn biến bệnh thiếu máu tim nặng hơn, tạng thái sức khỏe chung kém hơn và việc phụ hồi khó hơn.
Vì thế việc chẩn đoán trầm cảm ở những người mắc bệnh tim đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó cho phép theo dõi và áp dụng kịp thời những biện pháp ngăn ngừa thích hợp.
Cũng vì lý do như vậy, việc chữa trị trầm cảm có hiệu quả sẽ làm gia tăng cơ may chiến thắng các rắc rối tim mạch.
Lời chuyên chuyên gia:
1- Cố gắng tư duy lạc quan, tránh stress và trạng thái bực tức.
2- Hãy tìm những hình thức nghỉ ngơi mang lại cảm giác thú vị.
3- Cố gắng duy trì giấc ngủ đủ thời gian (7-8 tiếng/ngày). Trường hợp mất ngủ cần tham khảo ý kiến chuyên gia để nhanh chóng khắc phục.
4- Nhất thiết phải gõ cửa phòng khám – Nếu bị trầm cảm. Thuốc trị trầm cảm thường là giải pháp tốt nhất.
5- Đã bị bệnh tim, cần phải thông báo cho bác sĩ – trường hợp thấy có triệu chứng trầm cảm.