Phụ nữ mang thai không nên ăn cháo lòng
Cháo lòng là món ăn chứa nhiều vitamin, protein cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nó cũng cung cấp nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó, cháo lòng không phải món ăn phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, nội tạng động vật còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, không tốt cho sức khỏe.
Chẳng hạn như lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì thịt và nội tạng cũng sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn bộ phận này nhưng chưa được nấu chín kỹ, thai phụ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Người bị cảm, mệt mỏi không nên ăn cháo lòng
Cháo lòng chứa nhiều cholesterol, làm tăng gánh nặng hệ hệ tiêu hóa, khiến bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Do đó, khi cơ thể bị suy yếu, chức năng tiêu hóa suy giảm, bạn không nên ăn những món nhiều chất dinh dưỡng như cháo lòng.
Người có đường tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Ngoài ra, khi ăn lòng lợn nên lưu ý một số điều sau
Không nên ăn quá nhiều lòng lợn
Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì chúng dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn.
Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc
Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng.
Cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều lần hàng tấn nội tạng động vật đã bốc mùi thối, được nhập từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi đem bán ra thị trường.
Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.
Không ăn nội tạng để qua đêm
Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần chế biến ngay khi mua về để tránh tình trạng ôi thiu, lên mùi khó chịu hoặc nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Nên dùng chanh, giấm, muối hạt làm sạch các loại nội tạng như ruột non, dạ dày... để chúng được thơm ngon. Còn với những bộ phận khác như tim, gan, bầu dục nên cắt bỏ phần hôi, nặn hết máu động, trần qua nước sôi trước khi sử dụng.
Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho bạn.
Không ăn nội tạng bị ngâm hóa chất
Nếu ăn phải lòng lợn không đảm bảo chất lượng, sử dụng hóa chất để làm sạch sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Do đó, chuyên ra đưa ra lời khuyên nên mua thực phẩm ở cơ sở có uy tín. Khi ăn phải làm sạch, nấu chín.
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Theo nhiều nghiên cứu đã được chứng minh, các bộ phận của lợn như: gan, tim, dạ dày, thận... có hàm lượng calo cao. Khi ăn những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành “ổ vi khuẩn” gây nên các bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.
Nếu ăn lòng lợn không được làm sạch sẽ và nấu chín, những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây nên những căn bệnh nguy hiểm kể trên.
Tăng nguy cơ bệnh nan y
Lòng lợn là món ăn giàu đạm rất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric...
Nếu ăn lòng lợn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các căn bệnh nan y như bệnh gút, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao... Chúng thực sự sẽ khiến người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao tiến triển xấu thêm.
Không ăn lòng lợn chưa chín kỹ
Nội tạng động vật như gan, tim, dạ dày, thận... có hàm lượng calo cao. Những bộ phận này không được làm sạch kỹ và làm chín hoàn toàn sẽ dễ trở thành ổ vi khuẩn, gây các bệnh nguy hiểm cho con người như kiết lỵ, tả, thậm chí là viêm gan.
Người ăn phải lòng lợn không làm sạch và nấu chín dễ bị nhiễm ký sinh trùng, gây bệnh nguy hiểm.
4 nhóm người tuyệt đối không nên ăn lòng lợn
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
TPO - Cháo lòng, lòng lợn vốn là món ăn được khá nhiều người ưa thích. Tuy nhiên đây không phải là món ăn 'vô hại' đối với tất cả mọi người, bởi món ăn này có 'đại kỵ' mà không phải ai cũng biết.
MỚI - NÓNG

Công ty chứng khoán bán mạnh, phiên đầu tuần 'ngập' sắc đỏ?
TPO - Phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ bao trùm thị trường, VN-Index đóng cửa giảm gần 22 điểm. Lực bán bắt đầu ở nhóm vốn hoá lớn, sau đó lan toả nhiều nhóm ngành. Cổ phiếu vốn hoá lớn cũng là nhóm bị tự doanh bán mạnh trong phiên hôm nay.

Bình Định: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bí thư Huyện ủy bị yêu cầu rút kinh nghiệm
TPO - Ngày 23/5, UBKT Tỉnh ủy Bình Định đã có thông báo kết quả kỳ họp thứ 22. Kỳ họp trước đó diễn ra vào ngày 5/5, do ông Trần Văn Thọ - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, chủ trì.

Bản tin Hình sự: Cô gái bị ‘yêu râu xanh’ sàm sỡ trên phố Hà Nội trình báo công an
TPO - TIN NÓNG ngày 23/5: Cô gái bị ‘yêu râu xanh’ sàm sỡ trên phố Hà Nội trình báo công an; Bực tức chuyện tiền bạc, mẹ đánh chết con gái 3 tuổi; Bắt cán bộ chiếm đoạt 28 sổ tiết kiệm hưu trí của khách hàng; Buôn gỗ lậu, gây tai nạn chết người rồi thay tên đổi họ trốn truy nã gần 30 năm;...
Có thể bạn quan tâm

Ruột non bệnh nhi thủng 5 lỗ vì món đồ chơi nguy hiểm
TPO - Trẻ ngậm trong miệng rồi nuốt lúc nào không biết, đến khi đau đớn quằn quại phải nhập viện thì đã bị thủng ruột bởi 2 viên bi nam châm gây ra. Bác sĩ cảnh báo, nuốt dị vật là tai nạn rất nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhi.

Chuyện mang tên Tâm Từ Bi
TP - Không tiếng bom rền, đạn nổ, từng đoàn xe phủ kín lá rừng trườn đi trong màn đêm thăm thẳm như những ngày này 47 năm về trước, nhưng gần ba năm qua có bao con người vẫn âm thầm, lặng lẽ giữa thời bình, mải miết chiến đấu với kẻ thù vô hình.

Ngày 23/5 Việt Nam ghi nhận 1.179 ca COVID-19, số ca cộng đồng giảm
TPO - Ngày 23/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.179 ca nhiễm mới tại 43 tỉnh, thành phố (có 812 ca trong cộng đồng).

Làm đẹp để đổi “phong thủy”: Nhiều ca biến chứng, nhập viện
TP - Chỉ trong vòng 3 tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận và xử lý hàng chục ca tai biến do tiêm botox, filler tại các spa, cơ sở làm đẹp khác.

Ngày 22/5, Việt Nam ghi nhận 1.319 ca COVID-19, 5 tỉnh, thành có số nhiễm tích lũy cao
TPO - Ngày 22/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.319 ca nhiễm mới tại 42 tỉnh, thành phố (có 1.093 ca trong cộng đồng).

Những ‘đại kỵ’ khi ăn canh rau mồng tơi mùa hè người Việt thường mắc phải, cần bỏ ngay kẻo rước bệnh
TPO - Mồng tơi là món rau quen thuộc nhất vào mùa hè, tuy nhiên khi ăn cần lưu ý một số điểm để không gây hại.

Xử lý cứu bệnh nhân tia xạ trị ung thư khiến cơ thể bị loét suốt 10 năm
TPO - Không chỉ tiêu diệt tế bào ác tính của bệnh lý ung thư, tia xạ trị còn tiêu diệt cả tế bào lành tính gây tổn thương các mô xung quanh. Tác dụng không mong muốn của xạ trị đã khiến bệnh nhân phải sống chung với cơ thể lở loét ở vùng cùng cụt suốt 10 năm.

Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm
TP - Ngày 20/5 Bộ Y tế có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não, bạch hầu, ho gà...

Ngày 21/5, Việt Nam ghi nhận 1.457 ca COVID-19, phần lớn F0 trong cộng đồng
TPO - Ngày 21/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.457 ca nhiễm mới tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.218 ca trong cộng đồng).