3 vấn đề thường gặp sau khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chip mà bạn nên lưu ý

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Hiện nay, một số người đang gặp phải những khó khăn nhỏ sau khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chip là thông tin trên thẻ bị sai, quét mã QR không ra thông tin số Chứng minh nhân dân… Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần làm gì?

Mã QR trên CCCD gắn chip không có số CMND cũ

Do công dân không kê khai thông tin số chứng minh nhân dân (CMND) 9 số trong phiếu thu thập thông tin dân cư nên nhiều thẻ CCCD gắn chip mã QR không chứa số CMND 9 số. Để khắc phục vấn đề này, công dân có thể làm theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng giấy xác nhận số CMND

Về việc cấp giấy xác nhận số CMND, Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA) quy định như sau:

- Công dân được cấp Giấy xác nhận số CMND đối với tất cả các trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ CCCD.

- Khi đi đổi CMND 12 số qua CCCD, nếu trường hợp CMND số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì được cấp Giấy xác nhận số CMND.

Như vậy nếu mã QR trong CCCD gắn chip không hiển thị số CMND cũ thì công dân có thể sử dụng giấy xác nhận số CMND để thực hiện các giao dịch, thủ tục.

Cách 2: Liên hệ công an nơi đã làm thủ tục cấp CCCD gắn chip để tiến hành bổ sung, cập nhật thông tin.

3 vấn đề thường gặp sau khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chip mà bạn nên lưu ý ảnh 1
Thẻ Căn cước công dân gắn chip mới. (Ảnh minh hoạ từ Internet)

Sai sót thông tin trên thẻ CCCD gắn chip

Trong nhiều trường hợp, thẻ Căn cước công dân gắn chip bị sai thông tin. Vậy khi thông tin trên CCCD gắn chip bị sai thì người dân phải làm gì?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014, khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ.

Thủ tục đổi thẻ CCCD gắn chip khi sai thông tin được quy định như sau:

Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân hiện nay được quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA) như sau:

Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Giải quyết đổi thẻ CCCD gắn chip

- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

- Nộp lại thẻ Căn cước công dân;

Bước 3: Nộp lệ phí theo quy định (nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip cho người đến làm thủ tục đổi thẻ.

Bước 5: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chíp do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí.

Ngoài ra, nếu sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ CCCD gắn chíp là 50.000 đồng/thẻ nếu đổi sau ngày 01/7/2021 và 25.000 đồng/thẻ nếu đổi trước ngày 01/7/2021.

3 vấn đề thường gặp sau khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chip mà bạn nên lưu ý ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Số CCCD gắn chíp không trùng khớp với thông tin trên giấy tờ khác

Khi đổi từ CMND 9 số sang CCCD gắn chíp sẽ làm thay đổi số trên thẻ. Việc này liên quan đến hầu hết tất cả các giấy tờ cá nhân của công dân. Vì vậy khi đổi qua CCCD gắn chíp công dân phải thực hiện sửa đổi/cập nhật những giấy tờ sau:

- Cập nhật thông tin BHXH, thẻ BHYT;

- Sửa đổi hộ chiếu;

- Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng;

- Thay đổi thông tin đăng ký thuế.

3 vấn đề thường gặp sau khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chip mà bạn nên lưu ý ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm