Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng:

3 lý do tăng giá xăng dầu

3 lý do tăng giá xăng dầu
Hôm qua, 3/7, Liên Bộ Tài chính và Thương mại đã công bố tăng giá bán lẻ xăng dầu. Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ 5  trong vòng 2 năm trở lại đây của Nhà nước
3 lý do tăng giá xăng dầu ảnh 1
Mỗi tháng người sử dụng xe máy sẽ phải chi thêm khoảng 20.000 đồng vì tăng giá xăng  

Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ chỉ ra 3 tác động lớn phải tính đến việc điều chỉnh giá xăng dầu.

Đó là: Giá dầu thô trên thế giới nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng từ 55- 60 USD/thùng từ nay đến cuối năm.

Sự chênh lệch giữa giá bán trong nước (từ 2000 đ/l đến 4.700 đ/l) với các nước láng giềng đã và đang dẫn đến nạn xuất lậu xăng, dầu sang Trung Quốc, Campuchia và Lào. Ngân sách Nhà nước đã phải bù lỗ cho 6 tháng đầu năm tới 6.454 tỷ đồng, nếu không điều chỉnh, đến hết năm 2005, việc bù lỗ xăng dầu sẽ ngốn khoảng 15.700 tỷ đồng trong NS (chưa kể NSNN bị giảm do thuế NK xăng dầu là 0%; thuế thu nhập DN cũng giảm khoảng vài trăm tỷ đồng).

Cuối cùng, việc điều chỉnh này chính là bước “tiệm cận” giúp mặt bằng giá trong nước phù hợp với lộ trình hội nhập đã cam kết. 

Về phần Bộ Tài chính, Thứ trưởng Thường trực Trần Văn Tá bổ sung: “Dầu hỏa tăng giá bằng điêzen để nhằm loại bỏ hiện tượng pha dầu hỏa bán lẫn với điêzen hay trộn dầu hỏa với Ron 83 thành xăng Ron 90.

Riêng đồng bào các vùng miền núi sẽ được hỗ trợ giá (chỉ bán ra 4.900 đ/l). Nói về bài toán ngân sách, ông Tá cho biết: “Nếu không điều chỉnh giá thì khoản bù lỗ cho xăng dầu năm 2005 sẽ tương đương 2% thu nhập quốc dân của cả nước. Như vậy, sẽ ảnh hưởng nặng nề tới cân đối ngân sách quốc gia”.

Doanh nghiệp nhỏ lo hơn DN “to” 

Việc điều chỉnh giá xăng, nhất là giá bán lẻ dầu điezen và dầu hỏa liệu có gây “sốc” cho các hộ tiêu dùng lớn hay DN vừa và nhỏ sử dụng nhiều mặt hàng này?

Bộ TC tính toán: “Giá xăng sẽ không gây tâm lý lo ngại nhiều (vì từ lâu mặt hàng này đã theo giá thị trường, người tiêu dùng khá quen) còn với dầu điêzen, vì là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, chắc chắn sẽ có một số ngành và doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Chẳng hạn như Cty Giấy Tân Mai  bị tác động sẽ tăng 9,84% giá thành;  ngành vận tải tăng thêm từ 2,82 - 5,72% (đường sắt và đường bộ); điện tăng khoảng 1,3%; xi măng tăng gần 10%; nuôi trồng thủy sản 1%, đánh bắt xa bờ gần 9%, cà phê tăng gần 1%. 

DN làm thế nào để “trụ vững” trong khi ít nhất từ nay đến cuối năm, các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế như: than, điện, xi măng, thép không được phép tăng giá để tránh tác động dây chuyền. Bộ Tài chính trả lời: Hãy tính cắt giảm tối đa chi phí, tiết kiệm vật tư nhiên liệu.

Các DN lớn sẽ “không chết” vì họ có nội lực mạnh và lợi nhuận vốn rất cao (chẳng hạn như: Tổng Cty than chỉ giảm 30 tỷ đồng so với mục tiêu đề ra đạt 815 tỷ đồng lợi nhuận; Tổng Cty Hàng hải, ngành bị cho là ảnh hưởng nặng nhất của giá dầu tăng thì trên thực tế chỉ bị giảm một chút lợi nhuận bởi năm 2005 là năm cước quốc tế hàng hải tăng rất cao).

Vậy còn đối tượng là những DN tư nhân nhỏ và vừa có đầu vào sản xuất tiêu nhiều xăng dầu thì sao?

Nghe tin giá dầu  tăng lên 6.500 đ/l, bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Cty TNHH Tiến Bình chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng tỏ ra chán nản: Các Cty NN còn được miễn thuế thu nhập DN vì lý do thực hiện tốt chỉ đạo không được tăng giá, còn DN nhỏ  vẫn phải nộp đủ thuế trong khi mọi thứ đầu vào tăng, giá lại không thể tăng do bị mấy ông “to” dìm giá.

Với mỗi hộ tiêu dùng ở thành phố, theo phép tính đơn giản cho thấy: với 3 lần tăng giá xăng từ đầu năm đến nay, mỗi tháng trung bình 1 hộ có khoảng 2 xe máy phải trả thêm từ 70.000-100.000 đồng cho chi phí xăng dầu.

“Trong bối cảnh tiền lương vừa được điều chỉnh xong, việc tăng giá sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ những người làm công ăn lương. Bởi vậy, Nhà nước rất mong người dân thông cảm và cùng chia sẻ” - Ông Tá nhấn mạnh.

Tăng giá xăng dầu, đầu vào của nhiều ngành sản xuất tăng, khi đó liệu chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 có dừng ở mức 6,5% chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra?

Và trước sức ép tăng trưởng GDP phải đạt 9,3% 6 tháng cuối năm (năm 2005 mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8,5%), các ngành kinh tế sẽ phải gồng mình lên.

Đề cập đến vấn đề nhạy cảm này, đại diện các Bộ Thương mại và Tài chính chỉ thận trọng: “Sẽ cố gắng trong điều hành  chính sách quản lý tài chính phù hợp để đạt mục tiêu đề ra”.

Tuy nhiên, đứng trước diễn biến khó lường của các mặt hàng trên thế giới, cả hai bộ này đều không dám quả quyết điều gì (!). 

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng:

“Chúng ta không thể giữ mãi một mặt bằng giá riêng... ”

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, vai trò ngành Tài chính trong kiềm chế giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô.

Giá cả đang trở thành vấn đề lớn ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, để hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% năm 2005 và kiểm soát lạm phát ở mức 6,5%, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tập trung quyết liệt các giải pháp như: đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát giá cả, không để tăng giá hàng hóa do đầu cơ, giá các mặt hàng trọng yếu như than, xi măng phải được giữ ổn định, củng cố hệ thống phân phối...

Cụ thể hơn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Khi giá tăng chúng ta không thể giữ mãi một mặt bằng giá riêng của Việt Nam mà phải chấp nhận một mặt bằng giá mới. Muốn ít bị ảnh hưởng, các ngành sản xuất phải tính đến cắt giảm chi phí và thực hiện chính sách tài chính sao cho phù hợp”.  

 
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...