3 loại giấy tờ quan trọng cần đi hoàn thiện ngay trước 31/12/2021

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Chỉ còn đúng 1 tháng nữa sẽ hết năm 2021. Đây cũng là thời điểm người dân cần và nên đi làm một số loại giấy tờ quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như giao dịch của mình.

Thẻ ATM gắn chip

Nếu đang sử dụng thẻ ATM dạng từ, người dân nhất thiết phải đi đổi sang loại thẻ gắn chip trước ngày 31/12/2021. Theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN): Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

3 loại giấy tờ quan trọng cần đi hoàn thiện ngay trước 31/12/2021 ảnh 1

Nếu như không đi đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip thì kể từ ngày 31/12/2021, loại thẻ này sẽ không còn được rút tiền tại các cây ATM, cũng như không còn được chấp nhận bởi các phương tiện thanh toán khác.

Còn những khách hàng đã được cấp, đổi thẻ ATM kể từ thời điểm 31/3/2021 thì không cần phải đi làm lại, bởi theo quy định tại Thông tư 22, tất cả thẻ ATM của các ngân hàng được cấp kể từ thời điểm này đã là loại gắn chip.

Thẻ Căn cước công dân gắn chip

Không có quy định nào yêu cầu người dân bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân gắn chip trước 31/12/2021, nhưng người dân vẫn nên đi làm thẻ trước thời điểm này. Bởi 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân, theo Thông tư 47/2021/TT-BTC. Cụ thể:

- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/ thẻ;

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/ thẻ;

3 loại giấy tờ quan trọng cần đi hoàn thiện ngay trước 31/12/2021 ảnh 2

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/ thẻ.

Kể từ ngày 01/01/2022, mức lệ phí nêu trên sẽ giữ nguyên và không được giảm 50%.

Đăng ký xe cho xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Tức là, sau ngày 31/12/2021, xe đã qua nhiều đời chủ, mà không có/ thiếu giấy tờ mua bán sẽ không còn được đăng ký, sang tên. Vì vậy, ngày 31/12/2021 là hạn chót mà người dân cần lưu ý để đi làm thủ tục này.

3 loại giấy tờ quan trọng cần đi hoàn thiện ngay trước 31/12/2021 ảnh 3

Cụ thể, Điều 19 của Thông tư 58 quy định:

- Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình

+ Nộp Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01)

+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định

+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).

- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.

- Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số ở nơi cư trú.

3 loại giấy tờ quan trọng cần đi hoàn thiện ngay trước 31/12/2021 ảnh 7
Theo Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?