24 bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh từ xa, người dân nên biết

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Các hoạt động chính của khám, chữa bệnh từ xa bao gồm: Tư vấn y tế từ xa (tele-health). Cụ thể, thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa tại bệnh viện. Tư vấn sức khỏe từ xa, từ bác sĩ đến người dân bao gồm bác sĩ trong và ngoài nước.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là "Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa".

Theo đó, các hoạt động chính của khám, chữa bệnh từ xa bao gồm: Tư vấn y tế từ xa (tele-health). Cụ thể, thành lập và duy trì bộ phận khám, chữa bệnh từ xa tại bệnh viện. Tư vấn sức khỏe từ xa, từ bác sĩ đến người dân bao gồm bác sĩ trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tổ chức hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chẩn tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh, hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh.

Một hoạt động quan trọng khác của khám, chữa bệnh từ xa là hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa với giải pháp phẫu thuật từ xa có thể sử dụng công nghệ mới như robot và trang bị hệ thống các phòng mổ thông minh, tích hợp theo dõi thông tin của các thiết bị trên thiết bị đầu cuối thông minh điều hành cuộc phẫu thuật.

Theo nội dung Đề án, sẽ có 24 bệnh viện tuyến trên tham gia vào mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa, gồm 18 bệnh viện tuyến trên trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện tuyến trên của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

24 bệnh viện được Bộ Y tế lựa chọn để thực hiện Đề án Khám, chữa bệnh từ xa gồm:

Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế; Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện K; Bệnh viện E; Viện Huyết học Truyền máu Trung ương; Bệnh viện Nội tiết Trung ương; Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương; Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Xanh Pôn; Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Từ Dũ; Bệnh viện Nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.