20 tỷ đồng trồng rừng ngập mặn trôi theo sóng

20 tỷ đồng trồng rừng ngập mặn trôi theo sóng
TP - Hai mươi héc ta cây bần chua được trồng ở vùng bãi triều ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) năm 2010 đã bị chết. Tổng vốn đầu tư cho diện tích rừng này là 20 tỷ đồng đã không hiệu quả.

Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, hàng chục năm qua, xã Đa Lộc đã trồng được 415 ha rừng ngập mặn góp phần làm ổn định môi trường sinh thái, chắn sóng biển, bảo vệ đê điều, chống xói mòn, bảo vệ diện tích đất nông nghiệp và các khu dân cư, là nơi trú ngụ của các loài hải sản… Năm 2010, xã Đa Lộc tiếp tục được đầu tư trồng 20 ha rừng ngập mặn với tổng vốn là 20 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ hỗ trợ thiên tai Miền Trung hỗ trợ 16 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách 4 tỷ đồng. Loài cây trồng là cây bần chua. Trong 3 tháng (tháng 8, 9, 10-2010) cơ quan chức năng cùng nhân dân địa phương đã trồng 20 ha rừng ngập mặn như kế hoạch. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đến cuối năm 2010, đầu 2011 toàn bộ số cây vừa trồng bị chết dần, ngọn héo quắt, không có khả năng thành rừng.

Ông Bùi Thế Sinh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: Dù việc triển khai kỹ thuật trồng và lựa chọn giống cây bần chua được làm rất chặt chẽ, nhưng 20 ha rừng ngập mặn vừa trồng năm 2010 vẫn bị chết. Trong tháng 2- 2011, sau khi ngành chức năng kiểm tra thì số diện tích bần chua còn sống chỉ khoảng 20%. Ngành chức năng xác định thời vụ trồng rừng muộn, thời gian trồng kéo dài lại gặp rét đậm, rét hại, độ mặn của nước biển cao, một phần chất lượng cây giống chưa tốt, thổ nhưỡng không thuận lợi, tính chống chịu của cây bần chua không cao là những nguyên nhân khiến loại cây này bị chết hàng loạt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG