20.000 tỷ đồng đưa Việt Nam đứng đầu về trồng mắc ca

Sau 3 năm trồng, cây mắc ca cho ra hạt như trên
Sau 3 năm trồng, cây mắc ca cho ra hạt như trên
TPO - Một đề án táo bạo muốn đưa cả chục ngàn tỷ đồng tiền vốn, mở rộng diện tích lên tới cả trăm ngàn ha để trồng cây mắc ca – vốn được mệnh danh là cây nữ hoàng triệu đô trên thế giới được đề xuất đưa vào Tây Nguyên. Nếu ý tưởng này thành công, cây mắc ca không chỉ xoá nghèo mà còn hứa hẹn làm giàu cho vùng đất Tây Nguyên.

Hội thảo“Chiến lược phát triển cây Mắc ca tại Tây Nguyên” diễn ra sang 7/2 tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với sự chủ trì của Ban kinh tế TƯ, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu khai mạc, ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên TƯ Đảng, Trưởng Ban kinh tế TƯ cho rằng, cây mắc ca là một loại cây cho giá trị kinh tế cao.  Trên thế giới trồng nhiều ở Úc, Nam Phi; Việt Nam trồng thử nghiệm từ năm 1994. Hiện nay có hai vùng đất Tây Bắc, Tây Nguyên được xem là phù hợp. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có một chiến lược cây phát triển. 

20.000 tỷ đồng đưa Việt Nam đứng đầu về trồng mắc ca ảnh 1

Hội thảo cây mắc ca tại Tây Nguyên ngày 7/2

Là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh uỷ Lâm Đồng cho biết, tỉnh này hiện có 15% diện tích đất ứng dụng công nghệ cao  và đã phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn.

“Cây mắc ca đã được tỉnh quy hoạch trồng năm 1996; trồng xen cà phê chè tuy nhiên chưa được quan tâm lắm. Hiện có khoảng 70 ha cho thu hoạch. Một số vùng cao Sơn Dương, Bảo Hà, Bảo Lộc trồng tốt; đây là loại cây chắn gió trên tỉnh Lâm Đồng và không ảnh hưởng đến cây cà phê; hiện không có sâu bệnh nào; đánh giá là loại cây trồng có kinh tế cao. Tỉnh sẽ rà soát loại quy hoạch để đáp ứng hợp lý “- Ông Tiến nói.

200 ngàn ha = dẫn đầu thế giới

Đề xuất mở rộng diện tích trồng mắc ca lên tới hơn 200 nghìn ha tại Việt Nam mà cụ thể ở đây chọn Tây Nguyên là vùng đất chiến lược, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Him Lam, chủ tịch HĐQT ngân hàng Bưu điện Liên Việt cung cấp thông tin:  Qua khảo sát thực tế sản lượng mắc ca Việt Nam so với các nước khác: bình quân thế giới là 10 tấn; ở Mỹ 29 tấn/ha.

“Tại Lâm Đồng, ĐắkNông, ĐăkLak có thể đạt 20 tấn/ha; trên thế giới tổng sản lượng 80 ngàn tấn đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường.  Đây là cơ hội của VN; nếu ta phát triển được  200 nghìn ha so với trên toàn thế giới hiện mới chỉ có 80 nghìn ha trồng mắc ca thì chúng ta sẽ dẫn đầu thị trường thế giới” - Ông Minh nhấn mạnh.

20.000 tỷ đồng đưa Việt Nam đứng đầu về trồng mắc ca ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Hoà (Lâm Hà, Lâm Đồng) một trong những
nông dân tiên phong trồng mắc ca

 Theo ông Minh để đảm bảo cho dự án thành công đơn vị này đã thuê tới 5 chuyên gia nước ngoài chuyên nghiên cứu và trả lương với mức 30 ngàn đô la/tháng.

Cùng với đó, một loạt các ý kiến của GS Hoàng Hoè, Nguyên viện trưởng Viên cứu trồng trọt (Bộ NN&PTNT); GS Nguyễn Lân Hùng những người đã bỏ rất nhiều tâm huyết nghiên cứu cây mắc ca lâu năm đều cho rằng ý tưởng mở rộng diện tích trồng cây mắc ca và đưa mắc ca trở thành một loại cây công nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên là rất khả thi; và hứa hẹn sẽ không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu cho Tây Nguyên.

“Tôi đến nhà một ông lãnh đạo tỉnh thấy có 2 cây mắc ca đã cho ra quả. Lúc đó, vị lãnh đạo đi vắng. Tôi bảo baỏ hàng xóm trèo lên hái xuống; quả đập bằng gạch không được, tôi bảo mày phải lấy búa mà đập. Ăn xong 1 quả phó chủ tịch tỉnh  bảo ngon quá thế này em phải bắt cả tỉnh trồng”- GS Lân Hùng kể.

Hai nông dân từng trồng mắc ca và cho kết quả thu hoạch cao là ông Nguyễn Văn Hoà (Lâm Hà, Lâm Đồng) và ông Điền Lý (Tuy Đức, Đăk Nông) thay mặt hàng trăm hộ nông dân  đang trồng mắc ca xen kẽ cà phê tại Tây Nguyên đề xuất với Ban chỉ đạo Tây Nguyên mong muốn sự quan tâm lâu dài cho cây trồng này. “Chúng tôi cần sự hỗ trợ về vốn, bên cạnh đó rất cần bao tiêu đầu ra sản phẩm”- Ông Điền Lý nói.

20 ngàn tỷ sẵn sàng rót cho Tây Nguyên

Về vốn, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực LienVietPostbank khẳng định ngân hàng này đã sẵn sàng rót 20.000 tỷ đầu tư cho vay không chỉ 6 năm- đến thời điểm cây thu hoạch mà có thể dài hơn tới 10 -15 năm với những điều kiện vay ưu đãi nhất; Hơn thế, LienVietPostbank sẵn sàng đứng ra mua bảo hiểm cho nông dân và chịu trách nhiệm về rủi ro. Cây mắc ca đầu tư vốn ban đầu không lớn, lại chỉ 3-4 năm là cho quả. Cái khó nhất là khâu chế biến và đầu ra thì LienVietPosbank đã tính đến việc cho xây dựng nhà máy chế biến tại 5 tỉnh của Tây Nguyên để chủ động thu mua cho nông dân và tìm đầu ra trên thị trường thế giới.

Phát biểu kết luận, Đại tướng Trần Đại Quang nhận định: Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Để phát triển Tây Nguyên giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh cần quán triệt sâu sắc “chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu; tăng cường đầu tư nhà nước, kể cả vốn tập trung và vốn tín dụng. “Mắc ca là cây trồng đầy đủ các yếu tố để mở ra tương lai phát triển; sau gần 20 năm nghiên cứu thử nghiệm trồng cây mắc ca có thể thấy vùng tây nguyên và tây bắc có thể trồng; lợi thế của Tây nguyên là rất lớn, Qua thực tế thử nghiệm thấy hoàn toàn có thể”- Đại tướng Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Cùng đó, theo vị Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên, cần thống nhất đưa thành định hướng đưa mắc ca trở thành cây công nghiệp mới tại Tây Nguyên; biến ý tưởng trồng loại cây này thành hiện thực. “Không chỉ vẽ tên Việt Nam trên bản đồ mắc ca thế giới mà tôi mong Việt Nam trong tương lai sẽ trở thành cường quốc về mắc ca. Cá nhân tôi cũng có một niềm tin rất lớn và sẽ tình nguyện đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người nông dân” – Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định. 

Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người có công đầu tiên tự bỏ tiền mua giống mắc ca đưa về trồng tại Việt Nam từ cách đây 20 năm. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng khí hậu cũng như vướng đầu ra thời điểm đó nên mắc ca chưa phát triển như kỳ vọng.

Những năm gần đây, mắc ca đột nhiên trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao được các nước Úc, Mỹ, Đức và gần đây là Trung Quốc rất quan tâm phát triển –thậm chí còn được mệnh danh là cây nữ hoàng triệu đô.

Ngoài giá trị sử dụng hạt ăn ngon, dinh dưỡng cao chữa bệnh tốt cho tim mạch huyết áp, mắc ca còn được chiết xuất ra tinh chất sử dụng trong dược, mỹ phẩm. Về giá trị kinh tế với người nông dân, 1 ha mắc ca trồng cho thu hoạch hiện tại khoảng 100 triệu đồng, cao hơn cà phê.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.