2 triệu đồng/chứng chỉ giả

Một loạt bằng tốt nghiệp ĐH, tốt nghiệp THPT giả bị phát hiện trong năm 2008 Ảnh: Quang Phương
Một loạt bằng tốt nghiệp ĐH, tốt nghiệp THPT giả bị phát hiện trong năm 2008 Ảnh: Quang Phương
TP - Theo tìm hiểu của PV, các chứng chỉ Anh văn, tin học được làm giả ở khu vực TPHCM có giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/chứng chỉ. Trong khi đó ở khu vực phía Bắc các chứng chỉ giả này có giá rẻ bèo.

>> Phát hiện một ổ làm bằng giả

>> Sóc Trăng: Cho thôi việc thầy giáo sử dụng bằng giả

Một loạt bằng tốt nghiệp ĐH, tốt nghiệp THPT giả bị phát hiện trong năm 2008 Ảnh: Quang Phương
Một loạt bằng tốt nghiệp ĐH, tốt nghiệp THPT giả bị phát hiện trong năm 2008. Ảnh: Quang Phương.

Các bằng ĐH, CĐ giả cũng được rao bán với giá không dưới 10 triệu/bằng. Thậm chí, trên mạng Internet, một số đối tượng còn phân chia giá làm bằng theo uy tín của từng trường ĐH.

Ví như: Làm bằng tốt nghiệp của các trường ĐH ngoài công lập có giá từ 8 đến 10 triệu/bằng, bằng tốt nghiệp của các trường thuộc ĐH Quốc gia TPHCM hoặc trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM, ĐH Sư phạm TP HCM có giá gần 20 triệu đồng/ bằng…

Trên trang web http:// ttvnol.com/suckhoe..., một thành viên có nick name là trangiang103 đăng công khai: “Em đang cần làm chứng chỉ tiếng Anh, bác nào biết chỗ làm thì chỉ cho em biết với nhé! Nếu có SĐT (số điện thoại - PV) thì cho em luôn, em cảm ơn!!! Em đang rất rất cần!”.

Ngay sau đó một thành viên khác có tên DHDong đã mách lối: “Tôi biết mấy chỗ làm nhưng toàn trên Hà Nội thôi, bác chịu khó lên đó làm thì nhanh lắm chỉ 3 ngày là có chứng chỉ , hàng xịn luôn giá lại rẻ. Muốn lấy địa chỉ thì gọi cho tôi 0989728…”.

Tương tự, trên các diễn đàn của các trang raovat.com, raovat123, raovat68.net, raovatvungtau.com… việc mua bán và làm bằng ĐH, CĐ, chứng chỉ giả diễn ra công khai. Để hút khách, đa phần các đầu mối làm giả các loại bằng cấp này đều quảng cáo rằng: Làm bằng có hồ sơ gốc trong trường ĐH.

Các loại chứng chỉ giả thường được sinh viên mua để đối phó với nhà trường để được đủ điều kiện tốt nghiệp. Bên cạnh đó, những người đi làm thì sử dụng những chứng chỉ này để hợp thức hoá hồ sơ và tăng lương, nâng ngạch.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo trường ĐH Khoa học Xã hội- Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: Mỗi năm trường phát hiện hàng chục chứng chỉ Anh văn, vi tính giả, các sinh viên mua nộp cho trường để đủ điều kiện tốt nghiệp. Tuy nhiên, người trong ngành thì qua kinh nghiệm và kiểm chứng đều phát hiện ra chứng chỉ nào là giả và thật”.

Tại trường ĐH Kinh tế TPHCM trong năm 2010, một nhân viên Phòng Quản lý đào tạo cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2010, trường đã phát hiện 20 bằng giả ghi do Trường cấp, do các cơ quan, đơn vị trong cả nước gửi đến nhờ xác minh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG