2.954 đồng/hộp sữa 180ml: Bài học đấu thầu công khai của Hà Nội

Sở GD&ĐT Hà Nội mở gói thầu tài chính chương trình Sữa học đường.
Sở GD&ĐT Hà Nội mở gói thầu tài chính chương trình Sữa học đường.
Nếu như tất cả các tỉnh thành đều được đấu thầu công khai, minh bạch như Hà Nội đã làm với Chương trình Sữa học đường thì ngân sách và phụ huynh học sinh sẽ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng.

Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em từ mẫu giáu cho tới tiểu học đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1340/QĐ-TT ngày 8/7/2016 với mục đích: "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm cải giảm tỷ lệ duy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.

Nếu tính cả Hà Nội, hiện cả nước có 11 tỉnh/thành phố triển khai chương trình sữa học đường.

Phụ huynh chỉ phải trả 2.954 đồng/hộp sữa

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mới đây đã công bố kết quả đấu thầu công khai Chương trình Sữa học đường. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức trở thành nhà cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường trên địa bàn TP. Hà Nội thông qua hợp đồng trị giá hơn 3.828 tỉ đồng.

Chương trình Sữa học đường Hà Nội được công bố với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 tỷ đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng. Thời gian triển khai chương trình từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 với mục tiêu có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa…

Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp 20%, còn lại gia đình đóng góp 50%. Riêng với trẻ em và học sinh thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… sẽ được uống sữa học đường miễn phí 100%.

Theo đó, ngày 10/10/2018, Hà Nội tổ chức đấu thầu công khai chương trình Sữa học đường với những quy chuẩn thầu rất khắt khe nhằm chọn ra nhà thầu uy tín, có đủ năng lực sản xuất và giá rẻ nhất. Có tới 11 doanh nghiệp tham gia đấu thầu, nhưng cuối cùng chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia cuộc đấu thầu do những yêu cầu cao về năng lực tài chính, sản xuất và áp lực giá cạnh tranh.

Đến ngày 12/11, Hà Nội chính thức mở gói thầu công khai có sự chứng kiến của các bên liên quan. Kết quả, Vinamilk đã trúng giá áp đảo khi là đơn vị đủ năng lực, bỏ thầu giá rẻ nhất là 3.828 tỷ đồng, thấp hơn 130 tỷ đồng so với đơn vị khác tham gia bỏ thầu.

Như vậy, so với kinh phí dự tính ban đầu, Hà Nội đã tiết kiệm tới 352 tỷ đồng. Đây là “trái ngọt” mà Hà Nội đã đạt được nhờ quá trình mời thầu - đấu thầu công khai, minh bạch.

Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk cho biết, đơn giá trúng thầu của Vinamilk là 6.286 đồng/hộp dành cho loại sữa tươi tiệt trùng có đường hoặc không đường, dung tích 180ml, sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam. Sản phẩm sẽ có logo "Sữa học đường" và không bán thương mại ngoài thị trường.

Vinamilk cam kết hỗ trợ 23% thay vì 20% so mức mời thầu theo đề án. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước và phụ huynh sẽ chỉ phải đóng góp 77% đơn giá trúng thầu của một hộp sữa, trong đó phụ huynh sẽ chỉ phải đóng góp 47% thay vì 50% theo quy định của đề án đã được duyệt trước đó.

Như vậy, phụ huynh chỉ cần chi khoảng 2.954 đồng/hộp sữa để con em được uống sữa hàng ngày khi đến trường. Đây là một chương trình an sinh ý nghĩa, giúp mọi trẻ em đến trường được uống sữa hàng ngày và phát triển toàn diện. Đặc biệt, với học sinh tiểu học hộ nghèo hoặc diện chính sách được uống sữa miễn phí 100%.

Bài học đấu thầu công khai của Hà Nội

Trước đó, Tiền Phong đã có trao đổi với chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long về gói thầu Sữa học đường của Hà Nội. Theo ông Long, sữa học đường là chương trình tốt, quy mô lớn và phải được đấu thầu công khai. Thực tế ở các nước, đấu thầu là hình thức cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao nhất. Một khi việc đấu thầu được thực hiện công khai, đúng trình tự của các quy định pháp luật sẽ chọn ra nhà cung cấp đủ năng lực, giá cạnh tranh nhất.

Các chuyên gia cũng cho rằng đấu thầu công khai là việc làm hiệu quả vì tạo ra được cạnh tranh. Từ thành công trong việc đấu thầu sữa học đường công khai của Hà Nội có thể nhân rộng ra cả nước. Theo đó, nếu tất cả các tỉnh thành thực hiện thì sẽ không chỉ tiết kiệm được vài trăm tỷ mà lên tới hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách và phụ huynh học sinh.

Song, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cảnh báo, việc đấu thầu đưa sữa vào học đường cần phải làm công khai với thông tin minh bạch. Quá trình đấu thầu phải cho nhiều doanh nghiệp tham gia, doanh nghiệp trúng thầu phải là doanh nghiệp bỏ thầu giá thấp nhất, nhưng phải đảm bảo cao tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế quy định.

Ngoài ra, việc đấu thầu cũng chọn ra các nhà cung cấp uy tín, đủ năng lực đảm bảo chương trình không bị gián đoạn, sữa cung cấp đạt chuẩn chất lượng theo Bộ Y tế. Đấu thầu công khai cũng hạn chế tối đa những sự cố tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình.

Nghệ An sau một thời gian dài chỉ định thầu chương trình Sữa học đường cũng đã tạm dừng để chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho công tác đấu thầu công khai, nhằm chọn được đơn vị cung cấp sữa uy tín, đủ năng lực và giá thành rẻ nhất, chọn ra nguồn cung cấp sữa có chất lượng và có lợi nhất cho học sinh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.