2,5 triệu tỷ đồng từ chứng khoán được đưa vào sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
Tháng 5/2021, bình quân mỗi ngày có khoảng 3.600 tài khoản cá nhân mới tham gia thị trường
Tháng 5/2021, bình quân mỗi ngày có khoảng 3.600 tài khoản cá nhân mới tham gia thị trường
TP - Nửa đầu năm 2021, thanh khoản thị trường chứng khoán (TTCK) xô đổ mọi kỷ lục với dòng tiền mới từ nhà đầu tư cá nhân, tổ chức “ào ạt” đổ vào thị trường bất chấp khối ngoại bán ròng liên tục. Thực tế này cho thấy tâm lý của nhiều nhà đầu tư “sợ nhỡ tàu”.

Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), tính đến hết phiên 22/6, khối ngoại đã bán ròng hơn 37.113 tỷ đồng trên HoSE. Đây là con số kỷ lục, lớn hơn tổng lượng vốn ngoại rút ròng năm 2016 và 2020. Bất chấp khối ngoại bán ròng, thị trường vẫn tăng điểm với động lực từ dòng tiền trong nước.

Trong bối cảnh thị trường bùng nổ, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, TTCK Việt Nam đang có đặc điểm của giai đoạn “bong bóng” năm 2007, đến đầu năm 2008 đổ vỡ, và đi vào thoái trào đến tận năm 2015. Về vấn đề này, chuyên gia của FiinGroup nhận thấy điểm chung: Dòng tiền “ào ạt” đổ vào thị trường và tâm lý “sợ nhỡ tàu” của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trước sự tăng điểm liên tục của thị trường.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, rủi ro không lớn như vậy nếu xét ở hai góc độ. Đầu tiên, giai đoạn 2006-2007, thị trường có cả dòng tiền trong nước và nước ngoài. Trong khi đó, giai đoạn hiện nay, dòng tiền chủ yếu từ nhà đầu tư cá nhân, còn khối ngoại tiếp tục “xả hàng” mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, rà soát lại các chỉ số định giá cuối quý 1/2007 (khi VN-Index dao động quanh mức 1.130 điểm), chỉ số đã ở mức rất cao so với giai đoạn hiện nay. Chỉ số ở mức cao nhưng vốn hoá thị trường mới đạt 364 nghìn tỷ đồng với khoảng 140 cổ phiếu niêm yết, thanh khoản bình quân 1,2 nghìn tỷ đồng/ ngày.

Hiện tại, độ rộng của thị trường đã tăng gấp 17 lần về thanh khoản, 14 lần về vốn hóa và 9 lần về số lượng tài khoản chứng khoán, trong khi định giá ở mức thấp và hợp lý hơn nhiều lần. TTCK Việt Nam vẫn định giá hấp dẫn với triển vọng lợi nhuận 2021 và 2022 tới đây.

TTCK đang sôi động cho thấy đây là kênh dẫn vốn hiệu quả đối với doanh nghiệp. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS, tính từ khi thành lập đến hết năm 2020, thông qua TTCK, Chính phủ và các doanh nghiệp đã huy động được trên 2,5 triệu tỷ đồng để đưa vào sản xuất kinh doanh. TTCK trong nước chứng kiến sự hồi phục đáng kể từ quý 2/2020 và tiếp tục tăng trưởng trong nửa đầu năm 2021.

Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tháng 5/2021, bình quân mỗi ngày có khoảng 3.600 tài khoản cá nhân mới tham gia thị trường. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, gấp khoảng 11 lần so với tháng 1/2020 - thời điểm khi COVID-19 mới bùng phát tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.