2.000 lò mổ tự phát 'bóp chết' nhà máy hiện đại!

Khu xử lý nước thải được thành phố đầu tư cho công ty Foodex trị giá hàng chục tỷ đồng “đắp chiếu” lãng phí. Ảnh: Tuấn Minh
Khu xử lý nước thải được thành phố đầu tư cho công ty Foodex trị giá hàng chục tỷ đồng “đắp chiếu” lãng phí. Ảnh: Tuấn Minh
TP - Hàng loạt nhà máy giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng tại Hà Nội đang đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng khẳng định đây là vấn đề rất nhức nhối. Ông Đăng cho hay:

Hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho hàng triệu người dân Thủ đô là hết sức quan trọng và cấp bách. Thành phố đã nhiều lần chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã không cho phép giết mổ gia súc, gia cầm tự do tại địa phương. Với các huyện ngoại thành đã có quy hoạch theo hai nội dung là xây dựng các khu giết mổ tập trung bán công nghiệp và các điểm giết mổ công nghiệp.

Thưa ông, tại sao nhiều nhà máy hiện chỉ hoạt động cầm chừng mặc dù thành phố đã có nhiều hỗ trợ?

2.000 lò mổ tự phát 'bóp chết' nhà máy hiện đại! ảnh 1 Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng

Thời gian vừa qua thành phố đã có chính sách để hỗ trợ cho hoạt động giết mổ như chi phí theo đầu con trong năm thứ nhất là 100%; năm thứ hai là 80% và năm thứ ba là 60%. Mục tiêu là khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực giết mổ để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay 5 doanh nghiệp đầu tư làm giết mổ công nghiệp đang hết sức khó khăn, không phát triển được thậm chí nguy cơ phá sản vì giết mổ tự do trong dân còn quá lớn. Yêu cầu đặt ra hiện nay là chính quyền phải cấm hoạt động giết mổ tự do, nhỏ lẻ trong dân nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh. 

Nhiều lò giết mổ tự do không chịu chi phí quản lý, thuê địa điểm, xử lý môi trường nên đã có sự cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp kinh doanh giết mổ thực phẩm công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghiệp hiện đại nhưng hiện chỉ hoạt động cầm chừng, chỉ đạt 10%. 

Giải pháp cụ thể của thành phố với 5 nhà máy giết mổ hiện đại đang chết dần, chết mòn là gì, thưa ông?

Chúng tôi đang tập trung đầu tư cho khu giết mổ của Công ty Foodex tại huyện Đan Phượng. Đây là một trong 5 nhà máy rất khó khăn. Chúng tôi đã làm việc với UBND huyện Đan Phượng phải phối hợp, tạo điều kiện để cơ sở giết mổ này hoạt động. 

Cụ thể là huyện Đan Phượng phải cấm tuyệt đối các hoạt động giết mổ tự do trong dân. Tại Công ty Foodex, chúng tôi áp dụng cả hai hình thức: vừa tổ chức giết mổ tập trung bán công nghiệp vừa giết mổ công nghiệp trên dây chuyền hiện đại. 

Tại quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm cũng đã có văn bản cấm toàn bộ hoạt động giết mổ tự do. Ngoài ra, Sở NN&PTNT đã cùng với huyện Thanh Trì xây dựng thành công khu giết mổ tập trung thu hút 27 hộ kinh doanh cá thể công suất từ 1.500 đến 2.000 con/1 ngày để thu hút các hộ tham gia.

Tôi nghĩ cơ bản là cấm giết mổ tự do trong dân tại Hà Nội là có thể hỗ trợ được 5 nhà máy này còn nguồn cung từ các tỉnh không đáng ngại vì đã có mạng lưới kiểm dịch của cơ quan thú y khi di chuyển. 

Thưa ông, Hà Nội đã nhiều lần cấm giết mổ gia súc, gia cầm tự do trong dân nhưng vì sao vẫn như “đá ném ao bèo”?

Đúng là chúng ta đã nói rất nhiều về an toàn thực phẩm nhưng tôi vẫn phải nhắc lại là vai trò tham mưu, xây dựng chính sách là của cơ quan chuyên môn, sở ngành nhưng thực hiện được hay không là thuộc về chính quyền các cấp như quận, huyện, xã, phường. 

Nếu các quận, huyện không chỉ đạo quyết liệt các xã, phường thì không thể thực hiện. Chính quyền phải rà soát, thống kê được các lò giết mổ trong dân. Theo tôi biết thì hiện vẫn tồn tại khoảng 2.000 lò giết mổ tự phát trong dân. 

Đầu tiên phải mời tất cả các hộ đến lập cam kết rồi sau đó nếu vi phạm phải xử phạt. Nếu tái phạm cần phải thu hồi tang vật. Huyện Thanh Trì đã áp dụng mức phạt từ 5 -10 triệu đồng/1 trường hợp tái phạm.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghiệp hiện đại nhưng hiện chỉ hoạt động cầm chừng, chỉ đạt 10%.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.