1/4 : Người nước ngoài không được bán ở chợ Nga

1/4 : Người nước ngoài không được bán ở chợ Nga
"Báo Nga" ngày 26/3 cho rằng, "cuộc đấu tranh nhằm chấn chỉnh trật tự ở các chợ hiện đang đi vào giai đoạn mới" vì từ ngày 1/4 sẽ "cấm hoàn toàn người nước ngoài bán lẻ tại các cơ sở buôn bán không phải là cửa hàng".

Báo này cũng dẫn lời ông Gennady Onishchenko, người đứng đầu Cơ quan Liên ban Nga về thanh tra, giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Rospotrebnadzor), nhấn mạnh trong cuộc họp với đại diện các địa phương Nga ngày 23/3:

"Không được để xẩy ra tình trạng tăng giá thực phẩm và hàng hóa do giảm bớt số lượng người nước ngoài buôn bán ở chợ".

Cũng theo báo này, một tuần trước mốc 1/4, "các địa phương đã báo cáo rằng hầu như không còn người nước ngoài bán hàng ở chợ nữa".

Có địa phương thông báo còn 9%, có nơi thông báo còn 3%; riêng ở Vùng liên bang Trung tâm (gồm thành phố Mátxcơva, các tỉnh Belgorod, Bryansk, Ivanovo, Kaluga, Kostroma, Kursk, Lipetsk, Oryol, Ryazan, Smolensk, Tambov, Tula, Tver, Vladimir, Voronezh và Yaroslavl), tỉ lệ người nước ngoài bán hàng ở chợ vẫn cao, chiếm tới 61%.

Riêng ở Thủ đô Mát-xcơ-va, 42% số người bán hàng ở chợ hiện vẫn là người nước ngoài.

Ông Gennady Onishchenko nhắc lại một trong những mục tiêu chấn chỉnh hoạt động của chợ là nhằm "thủ tiêu tình trạng lao động nô lệ đã tồn tại trên thực tế ở các chợ Nga".

Ông khẳng định rằng "nước Nga không thể không sử dụng lao động nhập cư, nhưng lao động nhập cư phải được tổ chức một cách văn minh, được trả công một cách bình thường".

Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan liên bang Nga về lao động, ông Maksim Topilin cho hay, do người nước ngoài buộc phải rời đi nên tại các chợ bán lẻ, giá nhân công tăng cao; một công việc tương tự như người nước ngoài làm trước đây thì tiền công của người Nga sẽ gấp đôi.

Theo các nguồn tin của cộng đồng người Việt Nam, cho đến ngày 26/3, hoạt động buôn bán của bà con người Việt đã rất khó khăn nhưng "chưa thật sự rõ ràng", nhiều người vẫn có ý chờ đợi những quyết định cụ thể của chính quyền các tỉnh và thành phố sau ngày 1/4.

Các địa phương Nga đã siết chặt một số biện pháp, như không cấp thẻ "quyền lao động" cho người Việt Nam (bán hàng) và tăng lệ phí đối với một số thủ tục giấy tờ khác theo những quy định mới.

Theo Đăng Phát
TTXVN

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.