1001 thắc mắc: Vì sao đất có màu nâu?

0:00 / 0:00
0:00
1001 thắc mắc: Vì sao đất có màu nâu?
TPO - Từ vũ trụ, trái đất có màu xanh lục và xanh lơ, nhưng ở gần mặt đất, đa phần bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy màu nâu. Thứ màu này ở đâu ra?

Khi thực vật héo và chết đi, lá và cành của chúng rơi xuống, mang theo carbon mà chúng đã dự trữ vào lòng đất.

Những vi khuẩn tí hon trên trái đất đã cắn nát những tàn thực vật này bằng các enzyme chuyên dụng. Nhưng vì các vi sinh vật háu đói xử lý một lượng lớn carbon trong đất, thậm chí thu nạp vài loại nguyên tố vào trong tế bào của mình nên vi khuẩn không thể thực hiện trọn vẹn công việc nên có những mảnh carbon không bị vi khuẩn đánh chén.

Hơn nữa bản thân trong cơ thể chúng cũng có carbon nên khi vi khuẩn chết đi, carbon lại quay trở lại lòng đất. Đó là một chu trình, mà ở đó luôn có carbon còn sót lại. Những mảnh nhỏ này tích luỹ dần qua thời gian.

Những mảnh li ti như vậy chính là vật liệu mùn, chất đống năm này qua năm khác. Và kho tích luỹ carbon của vi khuẩn đã tạo cho trái đất có màu nâu bẩn, bởi carbon hấp thụ hầu hết màu sắc trong quang phổ mặt trời, trừ ánh sáng màu nâu bị nó phản xạ trở lại.

Tuy nhiên, không phải đất đai trên khắp trái đất đều có màu nâu. Một số sa mạc dường như chỉ có cát trắng. Đất ở Hawaii, giàu sắt, lại có màu hơi đỏ. Đào sâu xuống đất ở một vài vùng có màu nâu bẩn, bạn sẽ thấy các màu khác bên dưới. Nếu không có quá nhiều carbon trong lòng đất, mặt đất sẽ có màu vàng, đỏ và xám. Chúng phụ thuộc vào màu của khoáng chất chủ đạo ở đó.

Những bí ẩn của trái đất

1.Không ai rõ cấu tạo lớp giữa Trái Đất là gì?

Theo nghiên cứu của các nhà địa chấn học, chúng ta đã biết cấu trúc bên trong của Trái Đất bao gồm:

Lớp lõi trong có dạng rắn.

Lớp lõi bên ngoài là dạng dung nham nóng chảy.

Lớp trung gian gọi là lớp phủ hoặc lớp manti, nằm ở độ sâu từ 30 đến 2.900 km.

Lớp vỏ đất đá có thể trượt đi tự do.

Nhưng lớp manti được làm từ gì thì vẫn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu vì chúng ta chưa thể đào sâu xuống tận lớp này hay có bất kỳ bằng chứng nào về cấu tạo của nó. Cho tới hiện tại, hố sâu nhất mà còn người có thể đào được là Hố khoan Kola ở Nga, mới sâu có 12.3 km.

2. Hai cực của Trái Đất có thể hoán đổi cho nhau

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, hai cực từ của Trái Đất có thể thay đổi vị trí và đổi chiều cho nhau.

Hiện tượng này đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trái Đất. Lần cuối cùng Trái Đất đổi cực là cách đây 10 triệu năm về trước, và rất có thể điều này sẽ lặp lại lần nữa trong tương lai. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết bằng cách nào hiện tượng này có thể xảy ra cả.

3. Trái Đất từng có hai Mặt Trăng

Các nhà khoa học khẳng định rằng, cách đây 4.6 triệu năm về trước, Trái Đất từng có hai vệ tinh tự nhiên.

Vệ tinh thứ hai tồn tại với cùng quỹ đạo với Mặt Trăng và có đường kính khoảng 1.200 km. Sau vài triệu năm, 2 vệ tinh này xảy ra va chạm. Điều này có thể giải thích lý do tại sao hai nửa của Mặt Trăng ngày nay lại khác nhau đến thế.

4. Trái Đất thực ra quay rất nhanh

Trái Đất bao gồm cả khí quyển và tất cả mọi thứ trên bề mặt hành tinh quay với tốc độ kinh khủng lên tới hơn 1.600 km/h, còn tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là 108.000 km/h.

Con người có thể sinh sống và hoạt động một cách bình thường khi đứng trên mặt đất vì chúng ta, mọi thứ xung quanh và Trái Đất đang quay với cùng một tốc độ.

Chúng ta có thể cảm nhận sự chuyển động này nhờ gió nhưng do toàn bộ khí quyển cũng di chuyển cùng tốc độ với chúng ta nên chúng ta không cảm thấy gì cả.

Nếu như Trái Đất đột ngột ngừng quay, chúng ta có thể cảm nhận thấy sự chuyển động này. Nhưng nó sẽ không dễ chịu chút nào, mọi thứ trên Trái Đất sẽ bị cuốn đi với vận tốc hơn 1.600km/h.

5. Thời gian trên Trái Đất đang “dài ra” mỗi ngày

620 triệu năm trước, một ngày trên Trái Đất chỉ kéo dài khoảng 21.9 tiếng đồng hồ. Nhưng Trái Đất càng ngày càng quay chậm lại nên trong tương lai, một ngày của chúng ta sẽ dài 25 tiếng.

Các nhà khoa học đã chỉ ra, sau mỗi thế kỷ vòng quay của Trái Đất chậm đi khoảng 1,8 mili giây tức là thời gian một ngày sẽ dài thêm 2 phần nghìn giây mà thôi. Vì vậy, chúng ta phải chờ thêm 200 triệu năm nữa thì một ngày trên Trái Đất mới có 25 giờ.

6. Trọng lực trên Trái Đất không phải chỗ nào cũng giống nhau

Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo, nên trọng lực của Trái Đất không đồng đều, sẽ có những vùng có trọng lực yếu và vùng có trọng lực mạnh khác nhau, thậm chí có những nơi gần như không có trọng lực.

Vịnh Hudson tại Canada là nơi được mệnh danh là địa điểm gần như không trọng lực nguyên nhân là do mật độ đất đá thấp ở đây, gây ra bởi sự tan nhanh của các sông băng.

7. Ở thời nguyên thủy Trái Đất từng có màu tím

Vào thời cổ đại, các loài thực vật sử dụng chất retinal thay vì chlorophyll để hấp thụ ánh sáng. Chất này khiến chúng phản xạ lại các ánh sáng đỏ và xanh dương. Đây chính là lý do khiến các loài thực vật thời cổ đại có màu đỏ chứ không phải xanh lá như các thực vật ngày nay.

Điều này khiến các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng Trái Đất nguyên sơ từng có màu tím do được bao phủ bởi thực vật cổ đại.

8. Đại dương ẩn trong lòng đất

Các nhà khoa học tin rằng có một đại dương khổng lồ, và lượng nước chứa trong đó ước tính lớn gấp ba lần lượng nước tất cả các đại dương trên bề mặt Trái Đất.

Đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "ringwoodite" - một vật chất nằm ở vùng chuyển giao, transition zone (ở độ sâu khoảng 410 km và 660 km), là bằng chứng chứng minh rằng một biển nước khổng lồ tồn tại bên dưới bề mặt Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, đại dương ngầm này có niên đại khoảng 2.7 triệu năm tuổi, chịu lực ép cực kì lớn.

MỚI - NÓNG