1001 thắc mắc: Con người có thể đi trên mặt nước được không?

Con người không thể đi trên mặt nước
Con người không thể đi trên mặt nước
TPO - Con người có thể đi trên mặt nước được hay không? Câu trả lời khẳng định “con người không thể đi trên mặt nước” vậy tại sao chúng ta lại không thể đi trên mặt nước? Có "Chất lỏng hóa rắn" đặc biệt nào giúp con người đi được trên mặt nước không?

Để có thể đi được, con người một chân bước về phía trước, đầu gối trước hơi khụy, đồng thời nhấc chân sau, trọng tâm người đổ về phía trước, chân trước làm trụ, chân sau đạp về phía sau tạo lực đẩy người về phía trước.

Chân sau đạp nhẹ (tác dụng lực F) vào mặt đất và theo định luật III Newton mặt đất sẽ tác dụng trở lại chân một lực N cùng độ lớn ngược hướng với lực tác dụng khiến người tiến về phía trước.

Chân trước làm trụ trọng lực của người tác dụng lên mặt đất có chiều hướng xuống cân bằng với phản lực N’ của mặt đất có chiều hướng lên làm cho người đứng trên mặt đất mà không bị lún xuống đất.

Như vậy trong quá trình chuyển động bước đi của người trên mặt phẳng cần điều kiện sau: mặt phẳng đỡ chân người phải đủ cứng để có thể tạo ra phản lực đủ lớn để nâng người và đẩy người về phía trước.

Như vậy bùn nhão, nước là những mặt đỡ quá “mềm” nên phản lực tạo ra không đủ lớn để giúp nâng đỡ người và đẩy người tiến về phía trước và đây là lý do chính mà người không thể đi trên mặt nước.

Kết luận: Con người không thể đi trên mặt nước; đứng im trên nước lại càng không; Con người có thể chạy trên mặt nước nếu vận tốc phải cực lớn.

"Chất lỏng hóa rắn" giúp con người đi được trên mặt nước

"Chất lỏng hóa rắn" oobleck thực chất là hỗn hợp dung dịch giữa nước và bột ngô. Đây là chất lỏng có độ nhớt không tuân theo định luật Newton. Trái lại, hầu hết chất lỏng mà chúng ta biết, chẳng hạn như nước, rượu, xăng... là chất lỏng Newton vì tuân theo định luật ma sát trong của Newton.

Theo Newton, “độ nhớt” là thông số đại diện cho ma sát trong của dòng chảy. Trong chất lỏng Newton, độ nhớt là một hằng số đối với lực tác động, chỉ thay đổi nếu có thay đổi nhiệt độ. Ví dụ, nước đông đá khi lạnh và tan chảy khi nóng, nhưng nếu lắc chai đựng nước (dùng lực) thì độ nhớt của nước không đổi hay dòng nước vẫn tiếp tục chảy bình thường bất kể lực tác động lên nó.

Trong khi đó, độ nhớt của các chất lỏng phi Newton như oobleck, kem đánh răng, cao su, silicon, ... không phải là hằng số và có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau, dưới tác động của một hay nhiều yếu tố như lực, thời gian hay nhiệt độ. Khi độ nhớt thay đổi, loại chất lỏng này phản ứng hoàn toàn khác chất lỏng thông thường, có thể từ lỏng hóa rắn, từ rắn hóa lỏng hoặc dầy và xốp lên.

Đối với oobleck, hỗn hợp này bình thường ở trạng thái như thạch, nhưng khi chịu lực ép mạnh sẽ quánh lại như chất rắn. Và khi không còn lực tác động, oobleck sẽ hóa lỏng. Đây là lí do giúp con người có thể chạy, nhảy thật nhanh trên bề mặt nước oobleck mà không bị chìm, nhưng nếu dừng chậm lại (ngưng tác động lực), họ sẽ chìm xuống.

Các chuyên gia cho biết, không phải loại hạt nào cũng có thể tạo được hỗn hợp phi Newton. Chúng ta chỉ có thể tạo ra thứ "chất lỏng hóa rắn" này nhờ trộn đều chúng với các hạt có kích thước tối thiểu 1 micron hay 0,0001cm.

Để tạo ra hỗn hợp oobleck giúp người có thể "chạy trên mặt nước", chúng ta trộn đều 1 phần nước với 1,5 - 2 phần bột ngô.

 Clip đi trên hỗn hợp oobleck. Nguồn youtube

MỚI - NÓNG
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
Người dân Đà Nẵng lo sợ sạt lở dưới chân núi Sọ
TPO - Nhiều năm nay, hơn 40 hộ dân sống dưới chân núi Sọ thuộc thôn An Ngãi Tây 1 (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phải thấp thỏm, lo sợ khi sống cạnh chân núi bị sạt lở. Hiện nhiều điểm đã có dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng khiến người dân càng lo lắng khi mưa bão đã về.