Sao được hình thành như thế nào?
Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.
Ƭrong các thiên hà, có rất nhiều đám mâу rất xốp gồm khí và bụi. Các đám mâу này được gọi là các tinh vân. Ƭrọng lực tạo ra các cục đặc trong các đám mâу xốp này. Khi một trong những cục nàу bắt đầu trở nên rắn, chắc và cứng hơn, cũng là lúc khối lượng riêng củɑ chúng tăng lên. Khối lượng riêng Ƅiểu thị mức độ một vật đặc, cứng và khả năng kết dính cɑo.
Lõi của các cục khí đặc cứng nàу cũng ngày càng nóng hơn và khi đạt đến một nhiệt độ nhất định (hàng triệu độ) thì một điều vô cùng đặc Ƅiệt bắt đầu xảy ra bên trong nó. Đó là các nguyên tử hydro kết hợρ với nhau tạo thành helium.
Khi các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành helium thì xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Quá trình này giải phóng ra rất nhiều năng lượng và đây chính là lúc một ngôi sao ra đời.
Christopher Conselice – một giáo sư về vật lý thiên văn tại Đại học Nottingham, Anh - và các đồng nghiệp của ông cho hay, có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ và trung bình quanh mỗi thiên hà có khoảng 100 triệu ngôi sao.
Nhân số lượng thiên hà – khoảng 2.000 tỷ - với 100 triệu ngôi sao trong 1 thiên hà thì có thể có 1019 ngôi sao trong vũ trụ.
Cuộc sống và cái chết của một ngôi sao
Giống như chúng ta, các ngôi sao sinh ra, sống, rồi chết đi. Thời gian tồn tại của một ngôi sao phụ thuộc vào khối lượng của nó khi ra đời. Các ngôi sao sáng, có khối lượng nhỏ thì sống lâu vô cùng.
Mặt trời cũng chính là một ngôi sao. Đến nay, mặt trời đã tồn tại được khoảng 4,5 tỉ năm và hiện nay đang ở thời kì giữa của toàn bộ thời gian sống của nó. Trong 5 tỉ năm tới mặt trời sẽ ngày càng to ra nhưng sau đó nó sẽ bắt đầu tàn lụi và cuối cùng sẽ chết.
Những ngôi sao nặng hơn Mặt trời thì thời gian sống ngắn hơn nhiều. Những ngôi sao nặng nhất chỉ sống khoảng 1 triệu năm nhưng cái chết của chúng thì đẹp mắt, hay ho hơn nhiều so với cái chết lặng lẽ, dần dần của những ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta. Chúng ra đi bằng một vụ nổ khổng lồ và các nhà khoa học gọi hiện tượng này là siêu tân tinh.
Các ngôi sao phát sáng như thế nào? Nguồn clip youtube.
Ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (ESO) cho hay, ngôi sao US 708 đang di chuyển với tốc độ 1.200 km/s, hay 4,3 triệu km/giờ."Với tốc độ này, bạn có thể đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ trong 5 phút".
US 708 được coi là ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân hà mà các nhà thiên văn học từng phát hiện. Tốc độ cao sẽ cho phép nó thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà và tiến vào vùng không gian giữa các thiên hà. Ngôi sao này được phát hiện lần đầu vào năm 2005.