Có gần 10.000 loài chim trên thế giới. Một số trong đó sống ở các vùng nhiệt đới nơi chúng được hưởng ánh sáng mặt trời và thời tiết ấm áp phần lớn thời gian trong năm. Trong khi đó, một số loài sống ở Nam Cực và Bắc Cực, nơi chúng phải đối diện với nhiệt độ cực lạnh. Do đó, các loài chim có nhiều cách khác nhau để bảo vệ cơ thể khỏi cơn lạnh.
Có một số kỹ thuật cơ bản nhiều loài chim sử dụng để giữ ấm cơ thể. Các loài chim thường không có bàn chân lớn (theo tỷ lệ với cơ thể) và do đó, việc mất nhiệt qua chân thường không nhiều. Hơn nữa, chim là loài máu nóng đồng nghĩa chúng có thể duy trì nhiệt độ cơ thể và thích ứng tốt với nhiệt độ môi trường.
Một số loài chim như cun cút, choi choi... chỉ đơn giản kéo đôi chân lại gần cơ thể, giống như cách con người hay khoanh tay, khoanh chân để giữ ấm.
Khi chim xù lông sẽ tạo ra khoảng trống không khí nhiều hơn giữa các lớp lông, mặt khác không khí là lớp cách nhiệt rất tốt nên giúp giữ ấm cơ thể cho chim.
Bên cạnh đó, các loài chim thường có xu hướng để mỏ nằm giữa lông cánh nhằm hít thở không khí ấm hơn. Chim cũng có xu hướng tập hợp thành nhóm, rúc vào nhau để chia sẻ nhiệt độ cơ thể và giữ ấm cho cả tập thể. Một vài loài (như gà gô tuyết) nằm ẩn trong hang tuyết để tìm kiếm sự ấm áp.
Nhiều loài chim cũng sử dụng một kỹ thuật khá thú vị, nhưng có hiệu quả cao để giữ ấm trong mùa đông dài: chúng sẽ ăn, và ăn rất nhiều. Bên cạnh đó, cách này không chỉ là một nguồn năng lượng dự trữ mà còn tạo thêm lớp chất béo tự nhiên để bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh.
Hệ thống trao đổi ngược dòng
Hầu hết những loài chim sử dụng các phương pháp nêu trên để giữ ấm cơ thể, nhưng một số loài như vịt không có bàn chân nhỏ. Ngược lại, bàn chân của chúng đặc biệt lớn và bằng phẳng và đây là điều tồi tệ nhất để giảm thiểu sự mất nhiệt. Ngoài ra, một số loài như vịt và mòng biển dành đáng kể thời gian đứng trên vùng biển băng giá.
Để bảo vệ đôi chân của mình chống lại cơn lạnh, chim có một hệ thống lưu thông máu gọi là hệ thống trao đổi ngược dòng. Trong hệ thống tuần hoàn này, máu rời ruột chim có nhiệt độ ấm áp, trong khi máu động mạch trở về từ bàn chân có nhiệt độ thấp hơn.
Khi máu lạnh từ bàn chân đi về phía trung tâm cơ thể, nó hấp thụ hầu hết nhiệt từ động mạch do sự truyền dẫn. Các mạch máu ở chân của loài chim sẽ giúp quá trình này diễn ra.
Bằng cách này, máu đến chân của chim khá lạnh, đồng nghĩa nhiệt sẽ không đi vào môi trường xung quanh. Đây là lý do tại sao vịt và mòng biển có thể đứng trong vùng biển băng giá ngay trên nhiệt độ đóng băng và vẫn duy trì nhiệt độ của cơ thể khoảng 40 độ C.
Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V ngược?
Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là đầu đàn và có sức khỏe hơn hẳn những con phía sau.
Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chú chim ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh.
Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay sau tận dụng luồng khí từ con đầu đàn để nhận luồng khí có lợi và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi để giảm thiểu sức lực mà chúng phải sử dụng trong suốt thời gian dài.
Nhờ sự liên kết khí động lực học mà rất hiếm khi một chú chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức lực thì sẽ có một con to khỏe khác thay thế ngay lập tức.
Ngoài ra, khi bay theo đội hình chữ V giúp giữ liên lạc tốt hơn bởi các chú chim đằng sau dễ dàng nhìn thấy các chú chim phía trước. Điều này rất quan trọng để chúng không bị lạc đàn mỗi khi chú chim bay đầu ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.
Chim di cư biết xác định kinh độ, vĩ độ
Theo thông tin đăng tải trực tuyến trên tờ Current Biology - một ấn phẩm của Cell Press, loài chim đầu nhọn Á Âu bị bắt trong đợt di cư mùa xuân rồi được thả sau khi đã bay được 1.000 km về phía đông vẫn có thể đi đúng lộ trình cũ và hướng tới điểm đến ban đầu. Bằng chứng mới đây cho thấy những chú chim này có khả năng định hướng, chúng có thể nhận diện ít nhất là hai toạ độ tương ứng với kinh độ và vĩ độ địa lý.
Clip nguồn youtube