<FONT face=Tahoma>Hình phạt cao nhất của tội “lừa dối khách hàng” chỉ 7 năm tù giam</FONT>

1001 cách móc túi người mua xăng

1001 cách móc túi người mua xăng
TPO - Hành vi gian lận xăng dầu có muôn hình vạn trạng với đủ mọi hình thức gian lận từ khối lượng đến chất lượng và điều đáng lo ngại là các hành vi này ngày càng tinh vi hơn.

>> Công khai 29 cây xăng móc túi khách hàng
>> Cần thiết phải xử lý hình sự!
>> Các cây xăng gian lận như thế nào ?
>> 255 trạm xăng "móc túi" khách hàng

Ông Nguyễn Mạnh Ẩm, GĐ Trung tâm Kỹ thuật Đo lường chất lượng Khu vực I, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cho biết.

Gian lận cả về khối lượng lẫn chất lượng

1001 cách móc túi người mua xăng ảnh 1

Chỉ trong 2 tháng qua, 255 cơ sở kinh doanh xăng trên toàn quốc đã ngang nhiên “móc túi” khách hàng bằng thiết bị hiện đại.

Hình phạt cao nhất của tội “lừa dối khách hàng” chỉ 7 năm tù giam

Luật sư có thể nêu rõ các dấu hiệu và khung hình phạt của tội này?

Điều 162 BLHS 1999 nêu rõ: “Người nào trong việc mua, bán, mà cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.

Có lẽ quy định như vậy vẫn chưa đủ mạnh để răn đe những kẻ có hành vi lừa dối khách hàng?

Hàng loạt cây xăng có dấu hiệu “lừa dối khách hàng” như hiện nay cho thấy nhiều chủ cây xăng sẵn sàng dùng các thủ đoạn - kể cả vi phạm pháp luật - để thu lợi nhuận cao. Rất dễ nhận thấy quy định của BLHS như vừa nêu thiếu cụ thể, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

Các điều luật để xử lý tội danh trộm cắp, lừa đảo... đều quy định cụ thể mức tài sản bị thiệt hại và tương ứng là các mức xử lý (hình phạt cao nhất của tội trộm cắp, lừa đảo là chung thân, tử hình, còn hình phạt cao nhất của “lừa dối khách hàng” chỉ 7 năm tù giam).

Luật sư Hương Thủy (Văn phòng luật sư Hoàng Long - Đoàn luật sư TP Hà Nội) trả lời phỏng vấn báo Tiền phong.

Trao đổi với Tiền phong Online, ông Ẩm cho biết đối với các hành vi gian lận về chất lượng, các chủ cây xăng chỉ cần pha lẫn các tạp chất hoặc “trộn” xăng A90 vào xăng A92 hoặc xăng A92 vào A95 rồi bán theo giá xăng A92 và A95 để kiếm chênh lệch. Nếu được trộn với tỷ lệ thấp thì màu xăng sẽ bị biến đổi ít và rất khó để nhận ra.

Đối với hành vi gian lận về khối lượng, theo đại diện Trung tâm Kỹ thuật Đo lường chất lượng Khu vực I, các chủ cây xăng có thể gian lận bằng cách rất đơn giản thay hoặc bỏ bớt các bánh răng lắp trong thiết bị bơm xăng. Ví dụ với thiết bị bơm có 50 bánh răng họ có thể tháo bớt còn 48 bánh hoặc chỉnh lên 52 bánh răng để gian lận theo mức họ muốn.

Ngoài ra, người gian lận có thể thay hẳn con chíp cài sẵn chương trình gian lận bằng cách lắp thêm các mạch tăng xung vào cột đo nhiên liệu điện tử để gây ra các sai số từ 1% đến 4% hoặc nhiều hơn nữa tùy theo độ “tham” của các chủ cây xăng.

Một hình thức gian lận khác tinh vi hơn là chỉnh thông số của nhà sản xuất trên bàn phím. Nhân viên khi gian lận chỉ cần bấm một dãy số bí mật để chuyển sang chế độ gian lận theo mức đặt sẵn. Khi bị thanh tra, người điều khiển chỉ cần ấn một nút bất kỳ là máy trở về hiện trạng ban đầu. Đáng chú ý hành vi này có thể thực hiện mà không làm ảnh hưởng đến phần tem nhãn, niêm phong trên bề mặt của cây xăng như cách thay chíp.

“Theo kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm của chúng tôi thực hiện trong thời gian qua, có tới 25% - 30% số mẫu kiểm nghiệm được lấy tại nhiều cây xăng khác nhau đều có vi phạm về chất lượng và khối lượng. Số vi phạm trong lĩnh vực này ở miền Bắc ít hơn khu vực miền Nam.

1001 cách móc túi người mua xăng ảnh 2
Con chip điện tử làm “nhiệm vụ” gian lận số lượng xăng dầu (đong thiếu) được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện. Ảnh : Tuổi trẻ

Hiện Tổng cục đang thực hiện chương trình thí điểm quản lý đo lường chất lượng xăng dầu bán lẻ tại 3 địa phương là TPHCM, Đà Nẵng và Hải Phòng (từ 2 năm nay) bằng cách đặt thêm các bình chuẩn tại các cây xăng để khách hàng khi có nghi ngờ có thể yêu cầu nhân viên đo bằng bình để đối chứng. Khi phát hiện gian lận khách hàng có thể gọi điện theo các số điện thoại “nóng” của các cơ quan chức năng in sẵn trên các bình đối chứng”- Ông Ẩm cho biết.

Đại diện Tổng cục Đo lường chất lượng cũng cho biết hiện khoảng 60% cột đo nhiên liệu đang được sử dụng hiện nay chủ yếu là được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được lắp ráp từ các bộ phận hoàn chỉnh của cột đo nhiên liệu nhập khẩu từ các nước có ngành công nghiệp đo lường phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ, Italia và Hàn Quốc với chất lượng và độ chính xác, tin cậy cao.

Chống gian lận cách nào?

Về phòng và chống các hành vi gian lận gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Thạc sĩ Nguyễn Hùng Điệp, Trưởng ban Đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Bộ KH-CN cho biết cách đơn giản nhất là khi mua xăng cần thường xuyên để ý. Nếu phát hiện cũng với một số tiền như thế, nhưng lượng xăng lại hụt hơn so với những lần mua trước thì gọi điện đến đường dây nóng của cơ quan chức năng.

Ông cũng thừa nhận các hành vi gian lận tinh vi chỉ bị lộ tẩy khi các cơ quan chức năng vào cuộc. Phát hiện gian lận xăng dầu bằng mắt thường là cực khó, nhất là đối với xe máy, lượng xăng mua quá nhỏ thì việc phát hiện gần như là không thể.

Liên quan đến việc đề phòng bị các cây xăng “móc túi”, ông Ẩm cũng cho biết hành vi gian lận xăng dầu cũng đã từng xảy ra ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản với tỷ lệ cây xăng có gian lận bị phát hiện vào khoảng gần 10%. Đối với những trường hợp gian lận bị phát hiện thì cơ quan chức năng các nước này xử phạt rất nặng và thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh của cây xăng.

“Việc phát hiện các hành vi gian lận trong lĩnh vực xăng dầu rất khó và phức tạp. Theo tôi khi cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng xăng dầu cần bổ sung quy định bắt buộc cây xăng phải có bình chuẩn đối chứng đặt sẵn tại cửa hàng để khách kiểm tra nếu có nghi ngờ. 

Cùng với đó phải siết chặt, nâng tiêu chuẩn trong việc phê duyệt mẫu đối với các cột đo xăng dầu và tăng cường việc kiểm tra liên tục. Khi phát hiện cần rút giấy phép kinh doanh hoặc xử phạt thật nặng để răn đe”- Ông Ẩm đề nghị.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Ý kiến bạn đọc

Đào Hải Tuấn

Nỗi khổ của dân tình

Theo tôi nhà nước ta cần có biện pháp thật cụ thể, cứng rắn đối với các doanh nghiệp có hành vi gian lận trắng trợn như: Vụ lắp thiết bị gian lận ở các cây xăng, tắc xi thì lắp thiết bị tăng km, đặc biệt hơn là các công ty lớn làm ô nhiểm môi trường.

Nhà nước là của dân, do dân và vì dân ấy thế mà tôi thấy người dân càng ngày càng bị thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần "Vụ nhà máy Vedan" càng thấy rõ rệt nhất. Nếu một người móc túi mà bị bắt ở chợ, thì ngoài việc nộp lại tiền bị móc túi người ta còn đánh cho một trận để chừ thói móc túi người khác.

Vậy mà các cây xăng hằng ngày ngang nhiên móc túi của nhân dân mà không thấy một biện pháp hữu hiệu nào nhằm răn đe.

Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta chưa có chế tài thì chúng ta tạm cho cây xăng đó ngừng bán đề xử lý, nghĩ xa hơn hằng năm pháp luật do nhà nước ta xây dựng nên vậy tại các kỳ họp của Quốc hội thì không thấy ai kêu ca về các biện pháp xử lý ở những trường hợp này.

Với xu thế phát triển ngày càng nhanh chóng mà luật bảo vệ người tiêu dùng thì luôn chạy đằng sau "có thể nói là không theo kịp". Chúng ta cần có các phản ứng nhanh hơn nữa trong việc xử lý các gian lận thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyễn Hoàng Ân

Để chống các cây xăng bán thiếu khối lượng xăng cho người tiêu dùng, tôi đề nghị Báo Tiền phong kiến nghị với Nhà SX xe máy ghi thêm số lít xăng trên vạch đồng hồ đo xăng lắp ở các xe máy.

Điều này đễ làm và tiện lợi cho mọi người tham gia giám sát số lượng mua bán xăng của mình. Bởi khi chạy xe xăng tiêu thụ đến đâu kim sẽ chỉ vào vạch đo xăng đến đấy và khi mua thêm xăng đến đâu kim cũng chỉ vạch đo xăng đã ghi sẵn số lít giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tính toán chính xác số xăng mua vào để trả tiền. (vì bình xăng mỗi loại xe máy đã được chuẩn hoá dung tích theo nhà sản xuất).

Kính mong Báo Tiền phong lên tiếng để nhà sản xuất áp dụng.

Phạm Đức Minh

Nếu 1 kẻ móc túi ở nơi công cộng bắt được thì chúng ta làm gì vậy mà sao bọn họ(những người bán xăng) móc túi người tiêu dùng thì lại không thấy bị xử lý?

Tôi đi làm xa nhà bằng xe máy, bình quân một tuần bơm 2 lần xăng mỗi lần đều đầy bình xăng xe cả nhưng bơm thử ở 3 nơi đều thấy khác nhau, hay là do đồng hồ của các cửa hàng xăng được kiểm định khác nhau?

Nguyen Van An

Nếu ai đó lấy 01 chiếc xe đạp (Giá khoảng 500,000Vnd ~ 1,000,000Vnd), thì có thể sẽ bì tù. Còn các đại lý bán xăng lấy của chúng ta hàng trăm triệu đồng, PHẠT HÀNH CHÍNH?? Liệu có thực sự ổn không?

Và với tư cách là người tiêu dùng, tôi có thể kiện những cây xăng này không? Và liệu có thể xử họ theo luật định không? Tại sao không rút giấy phép của những cây xăng bán không đủ?

Lê Văn Tân

Xử lý hình sự kẻ móc túi

Theo quan điểm của cá nhân tôi tất cả những cây xăng có hành vi gian lận như vậy phải xử lý hình sự chứ không chỉ dừng lại ở mức rút giấy phép kinh doanh và phạt hành chính vì đây là hình thức móc túi người tiêu dùng một cách công khai.

Nguyễn Phong Cường

Thưa các bạn tôi đã để ý nhiều lần và đi đến khẳng định cho dù họ (những người bơm xăng) không thay bánh răng, không lắp con chíp, không đưa đồng hồ đo về số 0 thì họ vẫn có thể móc túi chúng ta bằng cách thao tác bơm của họ.

Các bạn có thể tự hỏi tại sao khi đã cài đặt số tiền cố định cho mỗi một lần bơm mà họ vẫn phải theo dõi vòi bơm chưa? Vì khi bơm gần đến số tiền mà khách hàng yêu cầu là họ khoá cò bơm lại trong khi đó xăng vẫn chẩy qua đồng hồ và nằm lại trong ống.

Tôi chắc chắn là mỗi một khách hàng họ có thể bớt được ít nhất 1 chén uống nước trà. Vậy nên tốt nhất là cho khách hàng tự bơm.

Thành Dũng

Tại sao các cơ quan chức năng chỉ điều tra tình trạng ăn cắp xăng tại các Tỉnh mà không làm tại Hà Nội. Tôi khẳng định rằng, tình trạng ăn cắp xăng đã diễn ra khá phổ biến trên hầu hết các cây xăng tại Hà Nội.

Bản thân tôi mỗi lần mua xăng đều theo dõi và bất lực trước hành vi này. Vậy các vị hãy kiểm tra và truy tố tất cả các hành vi gian lận ăn cắp xăng trắng trợn và phổ biến trên.

Pham Thu

Biện pháp để đối phó với tìng trạng gian lận của các cây xăng

Trong khi chờ đợi việc xử lí đối với các cây xăng gian lận, tôi xin đề nghị một giải pháp để tránh tình trạng bị các cây xăng gian lận là chúng ta cần mang theo dụng cụ đo lường để mua xăng, sau đó đổ vào bình xăng. Việc làm này không cần phải làm thường xuyên.Tuy có mất công một chút nhưng chúng ta sẻ không phải bực mình vì bị lừa.

Dao Thanh Huyen - Lao Cai

Mỗi lần ngắt, người mua xăng mất 500 đồng ?

Tại các cây xăng ở Lào Cai vô tình một lần tôi mua xăng xe máy chị bán hàng do chưa cắm vòi vào bình xăng và chưa bơm xăng vậy mà tôi thấy số tiền đã được tính là 500 đồng trên ô tính tiền của cây xăng. Tôi nói luôn với chị bán hàng sao lại thế, chị ta không nói gì.

Vì vậy khi bơm xăng, nhân viên bán hàng thường ngắt liên tục, tôi cho rằng cứ mỗi lần ngắt như vậy là người mua lại mất 500 đồng. Thường nhân viên bán hàng phải ngắt 4 đến 5 lần trên mỗi xe có phân khối lớn như xe của tôi.

Trần Thị Lan Hương

Cần trị thật nghiêm việc làm gian dối này !

Theo tôi, nhà nước cần có một chế tài nghiêm khắc để phạt thật nặng các cơ sở bán xăng dầu gian dối này. Đây là một hành động gian lận thương mại, chủ động của các chủ cửa hàng xăng dầu.

Trong bất cứ cuộc chơi nào cũng phải có luật chơi của nó. Vậy chính phủ nên thật mạnh tay để dẹp ngay nạn lừa dối này, có dẹp được nạn này, thì các việc làm gian dối khác ở các lĩnh vực khác sẽ phải lấy đó mà làm ăn thật thà. Như luật chơi trong thể thao: Khi dùng doping thì bị cấm tham gia môn đó ngay, phạt và cấm thi đấu một thời gian tùy theo mức độ xử dụng doping của vận động viên.

Xin đề xuất hình thức phạt như sau :

- Khi phát hiện cây xăng nào gian dối với mức bao nhiêu % (không cần biết là từ thời điểm nào, từ lúc giá xăng dầu bao nhiêu) cứ lấy % gian lận đó nhân với số xăng dầu nhập từ khi cây xăng có giấy phép kinh doanh bán xăng đến nay để truy thu tiền nộp nhà nước (Đây là hình thức thu hồi tiền gian lận)

 - Cùng lúc, phạt thật nặng từ 10-20% trên 1 lít xăng dầu, nhân với tất cả số xăng dầu mà cây xăng đó đã bán ra từ khi có giấy phép đến nay. Mục đích làm cho các cây xăng đó phá sản vì chính những hậu quả gian dối thất đức của họ gây ra cho xã hội (Đây là tiền phạt bởi hành động gian lận).

 - Sau đó, thu hồi quyết định kinh doanh xăng dầu, tùy theo mức độ % gian lận của họ mà cấm và không cho cây xăng đó bán hàng từ 3-5 năm (Đây là hình thức xử lý theo luật pháp..)

Nếu Chính phủ có những biện pháp thật mạnh và cứng rắn như trên, thiết nghĩ cây xăng nào làm ăn gian dối sẽ chắc chắn bị xóa sổ, những người dung túng bao che, lợi dụng quyền hạn trách nhiệm của mình để bật đèn xanh cho việc làm gian dối cũng sẽ phải chùn bước trước việc làm nghiêm minh của chính phủ, lấy lại lòng tin và sự công bằng trong xã hội.

Tran Thai

Cảnh báo các bạn có xe Honda SCR khi mua xang

Tôi đã 2 lần bị "các chú" bán xăng lừa một cách ngoạn mục mà không biết làm sao vì "các chú" khá tinh vi và chuyên nghiệp trong việc móc túi khách hàng.

- Lần đầu tôi mua ở đường Xuân Thuỷ: Tôi cứ mải cúi xuống nhìn vào bình xăng vì cấu trúc xe SCR bình xăng bên dưới chỗ để chân. "chú" bán xăng đã không đưa đồng hồ về số "zero" mà cứ đong tiếp . Bình thường tôi đổ đầy bình xăng, đi khoảng 170km thi mua 50.000đ (giá xăng 14.500đ/lit). Lần đó tôi đi 150km mà đổ đến 70.000đ vẫn chưa đầy.

Biết là mình sơ ý không nhìn đồng hồ nên đành bấm bụng không dám thắc mắc gì mặc dù trong bụng rất tức giận và nghĩ lần sau "không thèm" mua ở đó nữa.

- Lần 2 thì tôi mua ở đường Hoàng Quốc Việt và lại bị lừa kiểu khác : Tôi đã cẩn thận để xe chính giữa cột xăng để nhìn đồng hồ cho rõ và thấy rõ ràng số "zero" nhưng lại không để ý "chú" bán xăng đứng ở cột 1 nhưng cái vòi dẫn xăng lại ở cột 2.

Khi tôi chăm chăm nhìn vào cột 1 thì cột 2 tính tiền cho mình và lần này tôi giật mình vì số tiền lên đến 85.000đ. Tôi hỏi "không đưa máy về zero à?" thì chú ý nói "của ấy 75000đ".

Bấm bụng trả tiền mà mình biết chắc là đã bị móc túi 20.000đ mất rồi. Kinh nghiệm như trên để các "khổ chủ" có SCR lưu ý kẻo "mất tiền oan mà chẳng biết kêu ai" như tôi.

hoangtrung

Sau khi đọc xong hàng loạt bài báo nói về việc các cây xăng bán thiếu và mức phạt vi phạm đối với các cây xăng . Với việc đong thiếu trong một thời gian dài như vậy, mức đong thiếu từ 2% trở lên, liệu phạt 5 đến 7 triệu đồng có răn đe nổi ai hay không, nếu là tôi, tôi cũng không sợ, bởi vì 1000 lít xăng, tôi đã ăn chặn được 30% = 17 triệu x 30% = 5,1 triệu.

Trong khi đó một ngày tôi có thể bán đến 10.000 lít. Mỗi ngày tôi có thể dư ra để nộp phạt cho cả năm. Mức xử phạt quá nhẹ sẽ chẳng răn đe được ai cả. Pháp luật Việt Nam còn quá nhẹ tay với tội phạm loại này !

Phan An

Rất nhiều lần mua xăng tôi đều nghi là bị họ ăn gian, đong thiếu nhưng không thể làm gì được! chỉ có trông chờ vào ngành chức năng ra tay mà thôi!

Thật khó hiểu là chuyện đó biết từ lâu rồi nhưng họ vẫn bình chân như 'chuyện của ai" đấy, dịp này mới khuấy động lên chút ít, nhưng rồi ít ngày sau lại đâu vào đó thôi!

Cây xăng ở Hà nội cũng chẳng kém gì ở các tỉnh đâu... Tôi rất ủng hộ ý kiến nhà nước cần thiết lập ngay đường dây nóng và yêu cầu bổ sung ngay chế tài phạt thật nặng hoặc truy cứu hình sự với cây xang gian dối, có bình mẫu để cho người dân có quyền kiểm tra ngay tại chỗ, lập biên bản gửi về cơ quan chức năng xử phạt.

Liệu các ngài có dám làm thế không?

Nguyen Hung

Thương mại là hoạt động mua bán để kiếm lời. Gian lận trong thương mại là để kiếm lời bất chính. Chúng tôi thấy với những số liệu như bài báo đã tin trên mạng và mức độ phạt đến 200 triệu thì quả là con số không phải là nhỏ, nhưng cũng không đủ răn đe vì Người gian lận sẽ ăn cắp xăng nhiều hơn nữa để bù lại tiền bị phạt hay nói cách khác là: SẼ CÓ MỘT CHU KÌ KHÉP KÍN BỊ PHẠT THẬT NĂNG ĐỂ RĂN ĐE GIÚP KHÁCH HÀNG KHÔNG BỊ MÓC TÚI => GIAN LẬN ĐỀ BÙ VÀO TIỀN PHẠT LÀM CHO KHÁCH HÀNG BỊ MÓC TÚI NHIỀU HƠN.

Chúng tôi thấy, biện pháp hữu hiệu nhất là: PHẠT VÀ ĐÓNG CỬA DOANH NGHIỆP SAU KHI PHẠT, như vậy không được kinh doanh nữa thì không thể gian lận được.

Cũng có thể có câu hỏi nếu đóng cửa nhiều doanh nghiệp thì ai sẽ kinh doanh xăng, SẼ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA HIỆN TƯƠNG NÀY vì buôn bán xăng vốn đã là nghề kiếm lời cao.

Tuyennhi83

Móc túi xăng, biết đường đâu mà lần!

Việc móc túi xăng, thật quá trơ trẽn khi mà giá xăng ngày càng lên cao. Thà rằng thông báo giá xăng lên cao đồng loạt, còn hơn biết bị móc túi tiền như thế. Tôi cũng đã từng nghĩ sẽ có việc gian lận xăng nên tôi đã mua 1 can 10 lít để đổ 1 lần.

Nhưng khi mua 10lit xăng thì nhân viên bán xăng cũng đổ không đầy can và nói với lý do: " Bán theo kim đồng hồ cây xăng" Thế là bó tay phải không? Tôi là 1 người ở Hà Tĩnh, 1 thành phố nghèo và các cơ quan chức năng sẽ ít để ý. Vậy kính đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra đặc biệt ở những địa điểm người ta không bao giờ nghĩ tới sẽ bị thanh tra.

Trần Phước Sương

Theo tôi nghĩ chỉ có cách phạt như sau mới dẹp được nạn gian lận. Nếu kiểm tra thấy anh gian lận 9% mà tiêu chuẩn cho phép chỉ có 0.5% thì ta lấy 8.5% nhân với số lượng xăng mà đơn vị đó đã bán kể từ ngày kiểm tra trước đó đến lần kiểm tra này nhân với 2 ( phạt 1 lần) rồi nhân với đơn giá ( Hình như hình thức này đã áp dụng với việc ăn cắp điện).

Trước đó thì nhà nước nên bán ra những dụng cụ đo chính xác ( bình đong 3 lít, dung tích này người đi xe honda thường sử dụng) để hàng ngày các cửa hàng tự kiểm tra.

Nguyen Huu Dung

Toi nghi xa hoi cang phat trien thi toi pham cang gia tang, nen su gian lan cua cac cay xang la dieu de hieu, theo toi de ngan chan hanh vi gian lan nay mot cach tot nhat la dung cac phuong tien dai chung nhu bao, dai, vo tuyen vao cuoc, cu the la khi phat hien cay xang nao gian lan thi ben canh phat hanh chinh thi can cong khai cho nguoi dan biet it nhat vai lan de cho du luan biet, hon nua co quan chuc nang niem yet thong bao ve hanh vi gian lan cua chu cua hang o ngay cay xang.

Viec nay giong nay cac ten moc tui bi niem yet cong khai o ngay cac cong cua hang va sieu thi, neu co quan chuc nang ma lam nhu vay toi nghi cac hanh vi gian lan se khong co dat de ma song, chi con cach duy nhat lam dong cua hang hoac lam theo dung phap luat, chu phat hanh chinh thap nhu vay, khong ran de duoc chu cua hang.

Nguyên Tuân

Mấy ngày gần đây dư luận đang rất bức xúc về những hành vi gian lận của các chủ cây xăng là thiệt hại cho người tiêu dùng. Nếu các cơ quan chức năng xử lý không nghiêm thì khó có thể xóa bỏ triệt để những vấn nạn này.

Theo tôi, khi phát hiện chủ cây xăng gian lận thì phải thu hồi lại giấy phép kinh doanh và phạt hành chính thật nặng.

Tôi đề ra cách phạt hành chính của mỗi vây xăng như sau: Nếu phát hiện 1 cây xăng gian lận a% và mỗi kì kiểm tra là b năm và mỗi năm bán được c lít thì mứ́c gian lận (trong một chu kì kiểm tra) được tính theo công thức là: (a*b*c/100)*giá 1lit. Vậy số tiền phạt = số gian lận.

Một bạn đọc

Không riêng gì xăng dầu mà có thể nói là gần như tất cả các lọai bán trên thị trường đều có gian lận.Tôi lấy ví dụ bạn mua 1kg hoa quả ,1kg thịt....ở chợ thì khỏang 99,9% là không chính xác.Ở đây chúng ta cần xem lại từ cả 3 phía:

1- Các cơ quan,chính quyền chưa thực sự quan tâm đến người tiêu dùng,không kiểm tra thường xuyên,xử lý không nghiêm khi phát hiện gian lận,có thể 1 vài cá nhân trong cơ quan kiểm tra cùng tham gia việc gian lận để kiếm tiền từ các cửa hàng...

2- Người bán hàng không được giáo dục từ khi ngồi trên ghế nhà trường,thiếu đạo đức nghề nghiệp....thiếu sự dạy dỗ của người lớn.

3- Người tiêu dùng chấp nhận sống chung với sự gian lận,cảm thấy bất lực khi không biết kêu ai.

Theo tôi nên thành lập cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở mỗi quận huyện,thậm chí là phường xã.Cơ quan này thực sự liêm khiết và có trách nhiệm với người tiêu dùng.

anhviet2502

Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải đưa ra các hình thức xử lý nghiêm với các cây xăng, dầu có hành vi gian lận như:

- Phạt tiền gấp đôi số lượng xăng, dầu mà các cây đã vi phạm đồng thời công bố cho nhân dân, để đề cao cảnh giác.

- Thông báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp thường xuyên theo dõi.

- Có chế độ thưởng cho người dân phát hiện được các cây xăng, dầu có hành vi vi phạm.

Đây là vấn đề an sinh xã hội, giúp nhà nước bình ổn giá cả, nhân dân được sử dụng các sản phẩm đúng với thị trường nên phải có hình thức kiến nghị Chính phủ có biện pháp kịp thời xử lý nhiêm minh các hành vi vi phạm có tính hệ thống và trên diện rộng không chỉ riêng việc kinh doanh xăng, dầu mà trên tất cả các lĩnh vực mà hiện nay người tiêu dùng đang phải chịu thiệt thòi.

Bùi Tiến Dũng

Theo tôi sau khi kiểm tra nếu phát hiện các cây xăng gian lận thì tùy mức độ mà các cơ quan quản lý công bố công khai liên tục các cây xăng gian lận trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nếu phát hiện gian lận thì có thể dán tem có sự quản lý lên cây xăng gian lận công bố công khai trước công chúng khi đó khấch đến nếu nhìn thấy cảnh báo sẽ biết để lường và việc dán tem sẽ được giám sát trong vòng 3- 6 tháng sau khi phát hiện gian lận, sau đó nếu không có biểu hiện gian lận sẽ được gỡ bỏ giám sát.

Trong quá trình giám sát nếu cửa hàng tự ý xé bỏ tem cảnh báo sẽ phạt thật nặng hoặc xử lý hình sự. Việc giám sát như vậy sẽ công bố công khai trước khi áp dụng để các chủ thể kinh doanh xăng dầu được biết.

Nếu làm như vậy theo tôi sẽ hạn chế rất lớn tình trạng ăn cắp xăng dầu của người dân. Việc phạt tối đa 20 triệu đồng như hiện nay không làm các chủ thể kinh doanh sợ vì chỉ cần gian lận trong một vài ngày là có thể bù đủ số tiền đó trong khi các cơ quan chức năng không thể kiểm tra liên tục trong tuần được.

>> Tiếp tục cập nhật...

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.