100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì VII

100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì VII
TPO - 100 gương mặt thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 đã chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho 7.000 thanh niên; tạo việc làm cho 3.600 lao động thường xuyên và quyên góp được trên 250 triệu đồng.

(Tiếp theo)

61. Nguyễn Văn Quân (SN 1985, đoàn viên tỉnh Đắc Lắc): Sau khi học xong trung cấp thu y, với những kiến thức học được anh mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp. Năm 2005, với số tiền 60 triệu vay từ ngân hàng, anh xây 210m2 trại nuôi 3 lợn đực giống, 5 lợn nái, 50 lợn thịt; bên cạnh đó anh còn nuôi 500 vịt đẻ, 100 gà thịt. Sau 1 năm anh đã thu lãi 80 triệu đồng.

Đầu năm 2007, anh tiếp tục đầu tư lò ấp trứng vịt, gà với công suất 15.000 trứng. Hiện nay tài sản của anh đã có 7 lợn đực giống, 7 lợn nái, 57 lợn đang nuôi, 300 cây cafe, 8000m2 ruộng, 800m2 ao. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 400 triệu, lợi nhuận 130 triệu/năm; tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên và 10 lao động theo thời vụ.

62. Hà Quang Đạo (SN 1976, đảng viên tỉnh Đắc Nông): Sau khi đi làm thuê và tiết kiệm được tiền để mua được 0.6 ha đất, vay thêm bạn được 5 triệu để mua giống cafe và hồ tiêu. Khi thu hoạch được cafe và hồ tiêu anh lại đầu tư mua thêm đất và trồng tiếp, đến nay anh đã có 3 ha trồng cafe, điều và 2 ha trồng xoan lấy gỗ. Năm 2007 anh thu lãi về 120 triệu, tạo được việc làm cho 2 thanh niên với mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Dự kiến năm 2008 anh sẽ thu được 150 triệu đồng.

Ngoài ra anh còn là người luôn đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở chi đoàn.

63. Nông Hồng Sơn (SN 1979, dân tộc Tày, đảng viên tỉnh Kon Tum): Anh có 4,2ha đất trồng các, trong đó: 2,4 ha trồng điều, 1 ha trồng cây bời lời và diện tích còn lại trồng các loại nông sản khác, tạo việc làm cho 12 lao động theo mùa vụ và 3 lao động thường xuyên, lợi nhuận thu được khoảng 60 – 80 triệu đồng/năm

64. Đinh Bông (SN 1990, dân tộc Hre, đòan viên tỉnh Kon Tum): Sớm phải chịu mất cha, kinh tế gia đình lại khó khăn, người thanh niên này đã sớm phải tự lập, lao động giúp đỡ gia đình. Bằng quyết tâm và sự cần cù chịu khó, hiện anh đã trồng được 40.000m2 cây lâu năm, giải quyết lao động cho 5 lao động; và dự kiến đến năm 2012 anh sẽ thu lợi từ 40 đến 60 triệu đồng.

65. Lương Văn Tòng (SN 1982, đòan viên tỉnh Gia Lai): Từ vốn vay của Ngân hàng NN$PTNT, anh đã đầu tư mua 0.2 ha ruộng nước, 0.5 ha cà phê, 2 con bò, 2 con heo. Đến nay đã có 2.5 ha càphê, 0.2 ha ruộng nước, 2 ao cá, đàn bò 20 con, đàn gia cầm trên 100 con. Lợi nhuận thu được gần 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 03 lao động thường xuyên với thu nhập từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng.. Người thanh niên tốt tính này còn chủ động giúp đỡ các thanh niên khác trong thôn về vốn, giống và hướng dẫn cách làm kinh ăn để cùng nhau ổn định hướng tới làm giàu.

66. Lê Đức Phước (SN 1973, đòan viên tỉnh Lâm Đồng): Năm 1995 anh mua thêm đất và trồng được 3,5 ha cafe, đào hơn 400m2 ao cá. Vườn cafe và ao cá của anh cho thu hoạch từ năm 2004 đến nay bình quân mỗi năm là 150 triệu đồng. Ngoài ra, đến tháng 6/2008 anh đã phủ được 1,4 ha đồi trọc cây muồng đen. Đây là loại cây có chất lượng gỗ tốt, giá trị kinh tế cao, lá cây lại được tận dụng làm phân bón cho cafe. Bên cạnh việc tạo thu nhập ổn cho gia đình, vườn cafe của anh Phước còn tạo được việc làm cho 10 thanh niên với mức thu nhập 1.3 triệu đồng. 

67. Nguyễn Văn Việt (SN 1979, đòan viên tỉnh Lâm Đồng): Thực hiện sự định hướng của Đảng và chính quyền địa phương, năm 2000 anh trồng mới và chuyển đổi một số cây trồng giá trị kinh tế thấp sang trồng cafe. Trên diện tích 2 ha, anh trồng 1,5 ha gồm cafe robutta và katimo giống với; 0,5 ha trồng cà chua, cà tím và đậu cove… với tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu, sau 2 năm vườn của anh đã cho lãi 70 triệu đồng, nhiều hơn là từ năm 2004 – 2007 lãi bình quân mỗi năm 210 triệu đồng. Qua việc chuyển đổi đúng hướng đó, kinh tế gia đình anh đang được cải thiện rất nhiều, đồng thời cũng tạo được việc làm cho 10 lao động vào thời vụ thu hoạch. 

68. Nguyễn Hồng Chương (SN 1975, thanh niên tỉnh Lâm Đồng): Thấy nông dân tốn nhiều công cho việc gieo trồng rau, anh nảy sinh ý tưởng chế tạo máy gieo hạt rau, năm 2006 anh vay ngân hàng để thực hiện ý tưởng và đã thành công. Máy của anh có thể thay thế cho 10 đến 12 lao động (giá bán chỉ có 56 triệu so với máy của Úc là 12.000 USD), tính ra mỗi năm nếu sử dụng máy gieo hạt của anh thì người nông dân sẽ tiết kiệm được 70 – 80 triệu đồng.

Hiện nay mỗi tháng anh sản xuất ra 2 chiếc và anh lãi được 40 triêu/tháng, đồng thời giải quyết được 5 việc làm thường xuyên cho công nhân.

69. Đoàn Thị Ánh Tuyết (SN 1980, đảng viên TPHCM): Tốt nghiệp Đại học Nông lâm ngành bác sỹ thu y, chị về làm việc tại một công ty chuyên sản xuất kinh doanh giống bò sữa, dê và các sản phẩm nông sản khác.

Chị tham gia chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, dê cho nông dân tại các tại địa điểm cụ thể sau: Tháng 7/2005 tại xã Phú Hoà - huyện Củ Chi TPHCM; Tháng 7/2006 tại huyện Bình Chánh và huyện Đức Huệ tỉnh Long An; Tháng 8/2007 tại nước Campuchia; Tháng 7/2008 tại nước CHDCND Lào; Chị là người cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình, đặc biệt là với các chương trình tình nguyện.

70. Lê Thanh Vũ (SN 1979, đoàn viên TPHCM): Là thanh niên nông thôn nhưng anh biết áp dụng kỹ thuật vào mô hình trồng rau sạch chuyên nghiệp mình nên cho năng suất cao, thu nhập hàng năm đạt 130 triệu,. Anh còn là người thường xuyên giúp đỡ về vốn và tạo được việc làm cho 20 lao động trong xã với mức thu nhập ổn định.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh còn là một Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt tình, có nhiều công hiến cho công tác Đoàn và phong trào TTN của thôn và của xã.

 (Còn nữa)

MỚI - NÓNG