100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì cuối

100 gương thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Lương Định Của 2008 _ Kì cuối
TPO - Trong 100 gương mặt nhận giải thưởng lần này, anh Đặng Quang Tùng, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt doanh thu 17 tỉ đồng; Ngô Viết Hoài ở Bà Rịa - Vũng Tàu đạt doanh thu 22,5 triệu USD/năm, tạo việc làm cho 1.600 lao động.

(Tiếp theo và hết)

91. Nguyễn Hoài Vững (SN 1976, đảng viên tỉnh An Giang):  Là người làm cán bộ của sở khoa học công nghệ tỉnh An Giang, anh đã góp nhiều công sức trong các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Ghi nhận những thành tích đó, anh đã được UBND tỉnh, tổ chức Đoàn các cấp tặng bằng khen, giấy khen, tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua năm 2007, lao động tiên tiến năm 2007; giải nhất Hội thi sáng tạo năm 2006.

92. Nguyễn Trung Thành (SN 1982, đảng viên tỉnh Cần Thơ):  Kế thừa tài sản là 200 con cá tai tượng, 1000m2 ao nhưng lúc đầu anh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.

Đến năm 2006, anh được giới thiệu học lớp trung cấp thuỷ sản, với vốn kiến thức vừa học hỏi được anh chuyển sang lai ép các loại cá cảnh. Hiện nay anh đã có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng. Thành công trong cách làm của mình, anh phấn khởi phổ biến kiến thức và giúp đỡ bán giống trước, thu tiền sau cho các bạn bè và thanh niên trong xã.

93. Trần Tuấn Thanh (SN 1979, đảng viên tỉnh Hậu Giang): Năm 2007 anh đầu tư nuôi gà lấy thịt, từ những bước đầu khó khăn do giá thương phẩm gà thịt thấp, anh rút kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi sang đầu tư 400 triệu để nuôi gà đẻ trứng và cá rô phi, cá diêu hồng, mô hình hiệu quả này đã cho doanh thu một năm là 600 triệu đồng, lợi nhuận thu được gần 100 triệu đồng và giải quyết được 10 lao động là thanh niên nhàn rỗi ở địa phương

94. Nguyễn Văn Nhiều (SN 1980, đòan viên tỉnh Sóc Trăng): Anh cải tạo hơn 1 ha đất vườn trồng cây ăn quả, 1000m2 ao nuôi cá, 500m2 chuồng trại nuôi heo và rắn Ri voi và 4 ha đất ruộng trồng lúa. 

Qua 2 năm đầu cải tạo năm 2006-2007 hiệu quả từ mô hình cụ thể như sau: Thu hoạch xoài được 3tấn /năm, bán được 42 triệu; 3tấn cá /năm, bán được 72 triệu; 5 heo nái, mỗi năm được khoảng 50 con heo, nuôi lại 30 con, xuất chuồng 3 tấn lợn thịt trị giá 35 triệu/tấn trong vòng 2 năm thu được 210 triệu.

Còn 20 con heo con (con heo cái) còn lại cho đoàn viên trong chi đoàn mượn nuôi, sau khi lớn và đẻ đoàn viên sẽ trả lại một con heo con, và tiếp tục cho đoàn viên khác mượn đến nay đã cho 35 đoàn viên trong và ngoài chi đoàn mượn heo nuôi.

Ngoài ra anh còn dạy cách nuôi rắn ri roi đến nay có 3 đoàn viên cho hiệu quả kinh tế, tính đến nay anh có 40 con rắn nái khoảng 2 kg/con: giá 500.000đ/1kg, mỗi năm rắn đẻ 10 con với giá 40 nghìn đồng/1con. 3 ha lúa cho thu lợi nhuận trong vòng 2 năm lãi 90 triệu.

Tổng thu hoạch từ mô hình trên trong vòng 2 năm 2006-2007 là 269 triệu đồng.

95. Nguyên Phương Khánh (SN 1980, đảng viên tỉnh Kiên Giang):Anh có mô hình tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp (chăn nuôi, sửa chữa máy, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, cung ứng xăng dầu, gas). Tổ hợp tác hoạt động từ tháng 5/2007 với tổng số vốn ban đầu là 308 triệu (vốn vay từ Đoàn là 100.000.000đ) đến nay đã đi vào hoạt động hiệu quả và lợi nhuận đạt 95 triệu đồng

96. Đinh Bá Tùng (SN 1980, đảng viên tỉnh Kiên Giang): Năm 2004, thành lập tổ hợp tác bờ bao với 37 thành viên, mục đích nhằm chủ động bơm tưới giảm chi phí sản xuất.

Xây dựng mô hình lúa – cá trên diện tích 2,5 ha của gia đình và áp dụng sản xuất 3 giảm, 3 tăng: mô hình trồng lúa cho thu lãi 52.000.000đ/năm; mô hình nuôi cá (cá diêu hồng, cá chép, cá mè trắng) cho thu lãi 19.000.000đ/năm

97. Đặng Thanh Tuyền (SN 1984, đòan viên tỉnh Kiên Giang): Năm 2007, từ nguồn hỗ trợ ban đầu của gia đình là 150.000đ; đã mở xưởng cơ khí sửa chữa máy móc và bán phụ tùng; 2008 được vay vốn từ nguồn của Đoàn là 100.000.000đ; thu nhập trên 10.000.000đ/tháng, tạo việc làm cho 10 lao động

98. Trương Minh Thắng (SN 1986, đảng viên tỉnh Cà Mau): Năm 2001 cùng với 3 hộ gia đình xây dựng tổ hợp tác Toàn Thắng 10 thành viên trồng tre, trúc, bạch đàn, tràm, nuôi tôm. Những năm gần đây tổ hợp tác làm kinh tế cho hiệu quả cao, bình quân mỗi năm cho thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ.

99. Lâm Quốc Toản (SN 1976, đòan viên tỉnh Cà Mau): Những ngày đầu anh nuôi 30 con vịt giống và một chiếc máy có công suất ấp nở 500 trứng, tỷ lệ hao hụt 20% cho ra 400 con, thấy hiệu quả kinh tế chưa cao, anh đi học hỏi kinh nghiệm và đầu tư giống chất lượng, mua thêm máy ấp nâng công suất lên 15 ngàn trứng/tháng. Mỗi năm anh thu lợi nhuận trên 400 triệu đồng.:

100. Trần Vũ Phong (SN 1978, đảng viên tỉnh Bạc Liêu): Là Phó trưởng phòng tài chính kế hoạch trung tâm Giống Nông nghiệp, anh tham gia nhiều đề tài, thí nhiệm, chương trình chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, điển hình như:

Thí nghiệm 02 bộ giống lúa nhóm A¬0 và A1  số giống tham gia là 32 giống, dòng lúa triển vọng đã được chọn 04 giống lúa cho năng xuất cao, chất lượng.

Đề tài nghiên cứu chọn 142 dòng phân từ các tổ hợp lai triển vọng, đến nay đã được 03 dòng ưu tú, cá nhân anh còn được phân công trồng trình diễn 10 giống lúa chất lượng cao phổ biến trong tỉnh và 10 giống lúa Bạc Liêu bình chọn.

Chuyển giao cho nông dân 190 tấn lúa cấp nguyên chủng chất lượng cao để sản xuất lúa giống cấp xác nhận,1,1 cấp lúa giống cấp siêu nguyên chủng để sản xuất ra giống lúa nguyên chủng, 120 bảng màu lá lúa.

Năm 2008 anh đã thực hiện xong đề tài “Tưới nước tiết kiệm trên đất được san phẳng định vị bằng tia Leser” của viện IRRI hỗ trợ kinh phí với kết quả rất tốt đang được xem xét ứng dụng thực hiện rộng rãi trong vụ mùa tới.

Tham gia chương trình của Đoàn sở NN $ PTNT hỗ trợ thanh niên xã xây dựng vườn cây ăn trái với 40 cây giống, hỗ trợ thực hiện mô hình 10 ha lúa chất lượng cao theo qui trình 3 giảm, 3 tăng (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV: tăng năng  xuất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế ).

MỚI - NÓNG