Nếu thấy trẻ bị bỏng nắng, cần cho trẻ uống nhiều nước vì bỏng nắng gây mất nước, và không để trẻ ra ngoài nắng cho đến khi da liền hoàn toàn. Cần liên hệ với bác sĩ ngày nếu trẻ dưới 1 tuổi hoặc bị rộp da, đau nhiều, lơ mơ hoặc sốt trên 38o. Với những trường hợp bỏng nắng nhẹ, có thể thử những phương thuốc tự nhiên dưới đây để làm dịu da.
Đá lạnh
Bọc một viên đá lạnh hoặc túi rau đông lạnh vào một chiếc khăn mềm và áp lên chỗ bỏng. Không bao giờ được đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì nó có thể gây bỏng lạnh và tổn thương nhiều hơn.
Nước mát
Tắm bồn, tắm vòi sen hoặc phun hơi nước mát (nhưng đừng quá lạnh) sẽ làm giảm đau rát.
Không kì cọ da hoặc dùng những sản phẩm như dầu tắm, xà phòng hoặc bồn sục.
Nha đam
Chất gel ở lá cây Nha đam có tác dụng làm giảm khó chịu, giúp da chóng liền và giữ ẩm cho da. Có thể bóc vỏ lá cây nha đam và đắp trực tiếp phần thịt của lá lên da, hoặc mua gel Nha đam tinh chế ở nhà thuốc.
Mật ong
Mật ong đã được sử dụng làm thuốc trị bỏng từ thời Ai cập cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong tác dụng tốt hơn một số loại kem kháng sinh trong việc đẩy nhánh tốc độ liền da, giảm nhiễm trùng và giảm đau.
Yến mạch
Tinh bột yến mạch (được bán ở các nhà thuốc với tên gọi keo yến mạch) có tác dụng chống viêm khi pha vào nước tắm. Có thể tự chế sản phẩm này bằng cách đổ một cốc bột yến mạch ăn liền vào máy xay sinh tố hoặc máy xay thức ăn và xay thành bột mịn. Đổ bột này vào chậu nước âm ấm và ngâm.
Nước cây Phỉ (Witch Hazel)
Dùng một chiếc khăn sạch hoặc miếng gạc bông thấm dung dịch và bôi lên da 3 hoặc 4 lần/ngày trong 20 phút để giảm đau và ngứa. Nước cây Phỉ có tác dụng chống viêm và làm se da.
Sữa
Đặt một chiếc khăn hoặc miếng gạc bông thấm sữa lạnh lên vùng da bị đỏ do nắng để tạo thành một lớp màng protein giúp giảm khó chịu và giảm đau rát.
Bột nở hoặc bột ngô
Ngâm người trong nước tắm có pha bột nở hoặc bột ngô có thể làm giảm viêm và ngứa.
Dấm táo
A xít acetic trong dấm làm giảm đau, ngứa và viêm. Đổ một cốc dấm táo trắng vào chậu nước âm ấm và ngâm chỗ bị bỏng nắng.
Tinh dầu rau mùi (ngò rí)
Nghiên cứu cho thấy bôi tinh dầu này lên vùng da bị bỏng nắng giúp làm giảm viêm.