1. Cá hồi nuôi trong trang trại
Bị cấm ở Australia, New Zealand, và Nga.
Cá hồi là chủ đề tranh cãi nóng bỏng trong thập kỷ qua, nhất là trong bối cảnh tình trạng đánh bắt cá quá mức và những vấn đề khác về môi trường.
Nghiên cứu cho thấy nhiều chất ô nhiễm có trong cá hồi nuôi nằm dưới ngưỡng cho phép của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ, nhưng lại vượt quá mức an toàn khi sử dụng thường xuyên theo quy định của Cục bảo vệ môi trường (EPA) nước này.
Cá hồi nuôi không có nhiều chỗ để bơi, không đi theo mô hình di cư tự nhiên và được nuôi bằng ngũ cốc phi tự nhiên, khiến chúng béo hơn cá hồi tự nhiên và có lượng chất béo omega-3 và protein thấp hơn 50%. Chúng được vỗ lớn bằng kháng sinh, vitamin, các thuốc và hóa chất và không có màu sắc tự nhiên của cá hồi, vì thế chúng được cho ăn chất astaxanthin tổng hợp để có thịt màu hồng đỏ.
Gần 90% số độc tố trong cá hồi nuôi có thể tích lũy trong cơ thể người ăn, và nếu ở phụ nữ có thai thì nó có thể truyền sang cho thai nhi và bài tiết ra sữa.
2.Thịt nhiễm ractopamine
Bị cấm ở Nga, Trung Quốc, Đài Loan và 160 nước châu Âu
Ractopamine, còn có tên là Paylean và Optaflexx, là thuốc dùng cho chăn nuôi để giảm lượng mỡ và tăng lượng nạc, khiến cho thịt của con vật mang lại lợi nhuận cao hơn.
Nguyên thủy thuốc này được dùng điều trị hen và thấy có ở 45% số lợn, 30% số gia súc nuôi nhốt và trên một tỉ lệ gà tây nhất định. Khoảng 20% lượng ractopamine - loại thuốc có nhãn cảnh báo “không dùng cho người” và “người bị bệnh tim mạch nên đặc biệt thận trọng tránh tiếp xúc” - có thể vẫn tồn lưu trong thịt.
Ractopamine có liên quan với giảm chức năng sinh sản và tăng tử vong và tàn phế. Ở người, thuốc được biệt là ảnh hưởng tới hệ tim mạch, gây tăng động, bất thường nhiễm sắc thể và thay đổi hành vi. Đây là chất phụ gia trong thịt mà chắc chắn không ai muốn có trên bàn ăn của mình.
3. Đu đủ biến đổi gen
Bị cấm ở Liên minh châu Âu.
Năm 1990, vi rút đốm lá đe dọa nghiêm trọng những cây đu đủ Hawaii. Và chúng được biến đổi gen để kháng lại vi rút, nhưng đến năm 2004 Hawaii báo cáo đu đủ bị nhiễm lan rộng bởi một biến chủng mới.
5 năm sau, gần 20.000 mẫu đu đủ ở quần đảo này bị nhiễm vi rút biến đổi gen, còn gọi là GMO, và bò được nuôi bằng đu đủ bị hàng loạt bệnh. Sau 3 thế hệ bò, chúng vẫn bị tổn thương ruột, tổn thương đa tặng, khối u, khuyết tật bẩm sinh, chết sớm và vô sinh hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn do GMO.
Tuy nhiên, đu đủ biến đổi gen vẫn là trái cây GMO thương mại duy nhất ở Mỹ vì chúng đã bắt rễ sâu trong truyền thống của người dân bang Hawaii và mang lại cho họ lợi nhuận.
4. Chất chống cháy trong đồ uống
Bị cấm ở Nhật và 18 nước châu Âu.
Năm 1977, chính FDA đã cho phép dầu thực vật bromine hóa (BVO), vốn được cấp bằng sáng chế là chất chống cháy, có mặt trong sô đa và đồ uống thể thao ở Mỹ. Gần đây Coca-Cola và PepsiCo thông báo họ đang tiến hành loại bỏ chất BVO gây tranh cãi này ra khỏi các sản phẩm đồ uống của mình. FDA cho phép sử dụng BVO trên cơ sở “tạm thời” trong khi chờ có thêm các nghiên cứu chứng minh sự an toàn hoặc nguy hiểm của nó với sức khỏe, tuy nhiên sau nhiều thập kỷ những nghiên cứu như vậy vẫn chưa được tiến hành.
Ngộ độc bromine có thể gây phát ban, nổi mụn, chán ăn, mệt mỏi và loạn nhịp tim. Nó có liên quan với tổn thương tạng nặng, khuyết tập bẩm sinh, các vấn đề về tăng trưởng, tâm thần phân liệt và nhiều hậu quả sức khỏe khác. Bất chấp các nghiên cứu trên động vật chứng minh tác hại của chất này từ những năm 1970, nó vẫn có mặt trong các loại nước Mountain Dew, Sunkist, Powerade, Gatorade, Squirt, Fresca, và Fanta.
5. Thực phẩm chế biến sẵn có phẩm màu thực phẩm nhân tạo
Bị cấm ở Na Uy và Áo. Ở những nước không cấm, chất này phải có nhãn cảnh báo.
Red 40, yellow 5, yellow 6, và blue 2 có mặt trong bảng thành phần của nhiều thực phẩm khác nhau. Chúng là những loại phẩm màu được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ, có trong bánh pho mai, Jell-O, và ngũ cốc cho trẻ em.
Với hơn 3000 phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, chất tạo mùi, phẩm màu và những thành phần tổng hợp khác, nghiên cứu cho thấy chúng có thể gây nguy cơ ung thư, khuyết tật bẩm sinh, dị ứng, thay đổi hành vi và tăng động ở trẻ em.
6. Thịt gà nhiễm asen
Bị cấm ở Liên minh châu Âu.
Phơi nhiễm asen kéo dài có thể gây thiếu máu, đau đầu, tổn thương trên da, huyết áp thấp, tổn thương thận và suy thận, tăng nguy cơ tiểu đường, sảy thai, thai lưu, cân nặng sơ sinh thấp và tử vong ở trẻ dưới một tuổi. Tại sao asen có mặt trong thịt gà Mỹ?
Từ những năm 1940, nông dân dùng asen cho đàn gia cầm để chống lại bệnh; tuy nhiên, hiện họ dùng chất này để con vật lớn nhanh hơn và khiến thịt trông có màu hồng và tươi hơn. Bản thân asen không gây ung thư, nhưng khi vào cơ thể người nó được chuyển hóa thành dạng gây ung thư.
Năm 2007, 9 tỉ con gà nội địa của Mỹ vẫn bị nuôi bằng Roxarsone, một thuốc tăng trọng gốc asen. Số lượng này chiếm 70% lượng gà được nuôi, giết mổ và bán ở các cửa hàng.
7. Bánh mì có kali bromate
Bị cấm ở Liên minh châu Âu, Canada, và Trung Quốc.
Kali bromate giúp bột nhào dẻo dai hơn và giữ tốt hơn trên móc khi di chuyển trong dây chuyền tại các nhà máy bánh mì. Chất này có liên quan với tổn thương thận và hệ thần kinh, bệnh tuyến giáp, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là ung thư.
8. Olestra/Olean
Bị cấm ở Anh và Canada.
Hãng Procter & Gambletạo ra chất thay thế mỡ không cholesterol này cho loại “bim bim” không béo của họ. Đây là câu trả lời của ngành công nghiệp bánh snack cho vấn đề “nhiều chất béo” và đã nhanh chóng được FDA phê duyệt năm 1996.
Nhiều người bắt đầu báo cáo là bị tiêu chảy, chuột rút và đi ngoài sau khi ăn cái mà họ nghĩ là thứ thay thế “lành mạnh” này. Nhưng năm 2011, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Purdue đã công bố nghiên cứu cho thấy chuột được nuôi bằng thực phẩm chứa Orlean tăng cân nhiều hơn những con được nuôi bằng “bim bim” khoai tây thông thường. Cơ thể chúng cũng vất vả hơn trong việc hấp thu các virtamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, và K.
9. Chất bảo quản BHA và BHT
Bị cấm ở Nhật và Liên minh châu Âu.
Ở liều cao, các chất này gây ung thư trên động vật và có thể gây ngộ độc hệ thống cơ quan, dị ứng và tăng động. Những chất này có mặt trong rất nhiều thứ từ thịt đến bơ, bia và ngũ cốc ăn sáng.
Chất chống ô xi hóa mạnh butylated hydroxyanisole (BHA) và “người anh em”của nó là butylated hydroxytoluene (BHT), ngăn không cho thực phẩm chứa dầu mỡ bị biến chất do nó tấn công phân tử ô xi để làm chậm quá trình ô xi hóa. Khi thực phẩm bị phơi ra trong không khí, nó sẽ bị kém chất và xuống cấp trở thành thực phẩm độc và có mùi hôi. Ở nhiệt độ cao, vitamin E là chất thay thế hiệu quả cho BHA và BHT, có thể giúp giữ cho thực phẩm ổn định và bảo quản tại cửa hàng.
10. Sữa và sản phẩm sữa nhiễm rBGH
Bị cấm ở Australia, New Zealand, Israel, Canada, và Liên minh châu Âu.
Nhằm tăng sản lượng sữa của bò, các nhà khoa học đã phát minh ra rBGH, một phiên bản tổng hợp bắt chước loại hoóc môn tự nhiên được sản sinh ở tuyến yên của con vật, có tên là somatotropin bò.
Khi rBGH được đưa ra thị trường, Cơ quan an toàn Liên hiệp quốc đã nhất trí không phê chuẩn chất này vào năm 1999, và hậu quả là sữa của Mỹ đã bị các nước trên thế giới cấm nhập khẩu.
Ở Mỹ, gần 1/6 số bò bị tiêm hoóc-môn tăng trưởng thường xuyên, gây mụn mủ, nhiễm kháng sinh và 16 hậu quả có hại cho sức khỏe khác.
Theo Cẩm Tú