10. Cá đao răng lớn
Đây là loài cá có hình thù khá độc đáo với chiếc mỏ dài ra giống một chiếc đao, hai bên là các răng sắc và đây chính là công cụ săn mồi cũng như làm một số công việc khác như chống lại kẻ thù như cá mập. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại giáp xác.
Hiện vẫn không rõ số lượng còn lại của Cá đao răng lớn này là bao nhiêu nhưng chúng gần như đã bị tiêu diệt gần hết, đặc biệt là tại Địa Trung Hải và một số vùng biển thuộc châu Âu. Hiện chúng sống chủ yếu ở phía tây bắc châu Phi nhưng số lượng còn lại được cho là đã bị suy giảm nghiêm trọng.
9. Cá heo California (Phocoena sinus)
Đây là loài cá heo được mệnh danh là nhỏ nhất thế giới và có khuôn mặt “luôn mỉm cười”. Chúng được phát hiện với số lượng còn rất ít ở phía Bắc vịnh California và thường bị vướng vào lưới đánh cá của ngư dân.
Cá heo California có xu hướng đi một mình hoặc các nhóm nhỏ thay vì thành từng đàn giống như các loài cá heo khác. Chúng mang thai 10 -11 tháng, tuổi thọ cao nhất là 21 năm. Hiện loài cá heo này chỉ còn lại khoảng 300 cá thể trên toàn thế giới.
8. Nhạn biển có mào Trung Quốc (Sterna bernsteini)
Với sự phát triển của ngành công nghiệp tại Trung Quốc khiến ô nhiễm không khí, các loại động vật nơi đây đang bị đe dọa sự sống nghiêm trọng, trong đó có loài chim đặc thù là Nhạn biển có mào Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu, loài này chỉ còn khoảng 50 cá thể.
7. Cá chìa vôi sông (River Pipefish)
Cá chìa vôi sông là loài có cơ thể khá nhỏ bé, chủ yếu sống ở bờ biển Đông Cape của Nam Phi - nơi có môi trường nước lợ và thủy triều lên xuống để ăn các sinh vật phù du.
Cá chìa vôi sông đã từng “trở về từ cõi chết” khi vào năm 1994, chúng đã bị tuyên bố là tuyệt chủng (nằm trong danh sách đỏ của IUCN). Đến năm 1996, chúng được phát hiện trở lại trên một số con sông mới.
Theo điều tra năm 2006, hiện Cá chìa vôi sông chỉ còn khoảng 20 cá thể dọc bờ biển Đông Cape của Nam Phi.
6. Nhện xanh Peacock Parachute (Poecilotheria metallica)
Peacock Parachute hay còn gọi là nhện xanh, là một loài nhện có màu xanh ánh kim tuyệt đẹp. Chúng sống ở các hốc cây trên cao, tạo các mạng nhện dạng phễu để bẫy con mồi (chủ yếu là côn trùng) trước khi làm tê liệt chúng bằng một nhát cắn.
Peacock Parachute được phát hiện tại Ấn Độ và đang bị đe dọa vì môi trường sống đang bị thu hẹp dần, đó là chưa kể chúng được bắt và bán cho các nhà sưu tập.
5. Nhím Attenborough (Zaglossus attenboroughi)
Đây là một trong ba loài nhím mỏ dài đang bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao do các tập tục săn bắn bởi chúng có giá trị thực phẩm cao. Trước năm 2007, loài này đã tuyên bố bị tuyệt chủng trước khi một đoàn thám hiểm phát hiện ra nó trở lại.
Nhím Attenborough chủ yếu đào vào lòng đất để tìm kiếm mồi. Thức ăn ưa thích của chúng là sâu. Mặc dù nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng nó vẫn chưa nằm trong danh sách bảo tồn của bất cứ quốc gia nào.
4. Cá mập thiên thần (Squatina squatina)
Đây là một loài cá mập trong chi Squatina, chi duy nhất còn sinh tồn trong họ và bộ của nó. Chúng sống chủ yếu tại ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Đại Tây Dương với cách thức săn mồi bằng cách lấy cát ngụy trang lên cơ thể.
Tuy nhiên, giá trị thực phẩm của nó (đã từng bị đánh bắt dâng lên vua từ thời Hy Lạp cổ đại) đã khiến số lượng tồn tại ngày càng ít. Bên cạnh đó, loài này cũng thường xuyên “đi lạc” vào lưới ngư dân.
3. Vượn mào đen Hải Nam (Nomascus nasutus hainanus)
Loài này hiện chỉ còn khoảng 20 cá thể trưởng thành chia thành 2 nhóm nhỏ sống trên đảo Hải Nam, Trung Quốc và đây chính là loài linh trưởng hiếm nhất trên thế giới hiện nay. Hiện chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắn và phá rừng trái phép.
2. Chuột cây lông đỏ (Santamartamys rufodorsalis rufodorsalis)
Đây là loài chuột khá đẹp mắt, mới chỉ có 3 trong số chúng được nghiên cứu nhưng đã rất lâu. Nhiều người đã không tìm thấy loài chuột này trong hơn 100 năm qua và nhiều nhà khoa học đang mong muốn nó trở lại như một “phép lạ”.
1. Rùa mai mềm Thượng Hải (Rafetus swinhoei)
Loài rùa này cũng được gọi là rùa sông Hồng bởi chúng được phát hiện tại sông Hồng của Việt Nam và đầu nguồn con sông này (tại Trung Quốc). Hiện trên thế giới chỉ phát hiện được 4 cá thể rùa mai mềm Thượng Hải trong đó 2 ở tự nhiên: một ở Việt Nam và một ở Trung Quốc. 2 con còn lại được nhân giống trong phòng thí nghiệm với mục đích tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa mai mềm Thượng Hải có đặc điểm dễ nhận dạng là cơ thể cực lớn (lớn nhất trong các loài rùa), phần miệng giống như mõm lợn, mai dài,… và khuôn mặt khá hiền lành.