1,4 triệu lượt hồ sơ dự thi đại học: Tuyển sinh khó khăn!

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
TPO - Phóng viên báo Tiền Phong đã trao đổi cùng ông Nam Nhật Minh, phó Phòng quản lý tuyển sinh, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT xung quanh những con số về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay.

So với 1,7 triệu lượt hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học, cao đẳng (ĐKDT) năm 2013, con số 1,4 triệu của năm 2014 đã khẳng định xu hướng hồ sơ ĐKDT giảm toàn diện. Với nhiều chủ trương mới về tuyển sinh như năm nay, cục diện tuyển sinh sẽ thuận lợi hay khó khăn hơn năm trước?

Ông Nam Nhật Minh cho biết, tổng số hồ sơ ĐKDT thu nhận được từ các sở GD&ĐT trên cả nước, chưa kể số hồ sơ thí sinh nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ, là 1,4 triệu lượt hồ sơ; so với con số tương đương của năm trước: 1,7 triệu. 

Như vậy, theo thống kê từ nhiều trường ĐH, CĐ và con số chính thức của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng tổng hợp được, có thể thấy một sự giảm toàn diện số hồ sơ dự thi. Ông có nhận xét gì? 

Từ các con số có thể thấy tỷ lệ số hồ sơ ĐKDT/số thí sinh thực sự dự thi là 1,8 - 1,9. Có thể do nhiều nguyên nhân: định hướng nghề nghiệp, phân luồng tốt hơn từ các nhà trường phổ thông, các Sở GD&ĐT đã giúp các thí sinh định hướng học tiếp ĐH hay đi học nghề.

Ngoài ra, con số này còn liên quan số lượng thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đó vẫn là thống kê chưa đấy đủ vì một phần thí sinh đăng ký trực tiếp ở các trường; số thí sinh dự thi tuyển sinh riêng chưa được báo cáo đầy đủ (nhóm các trường văn hóa nghệ thuật nộp ở trường là chính)… 

Do năm nay Bộ GD&ĐT đã mở cửa với khối trường ngoài công lập (NCL) nên dư luận rất chú ý đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khối này. Ông có con số thống kê cụ thể không ạ? 

Số hồ sơ đăng ký không nhiều và thường đăng ký cả 2 hình thức (cả thi ba chung và xét tuyển sinh riêng). Tuy nhiên, số lượng hồ sơ cũng ít, khoảng mấy phần trăm của tổng số hồ sơ. 

Như vậy là ngược với dự báo: nhiều trường được tuyển sinh riêng đã đặt niềm hy vọng vào sự mở cửa này? 

Theo tôi nghĩ, nếu xem xét các trường tuyển sinh riêng, từ cách tuyển riêng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đến ĐHQG Hà Nội thì các ĐH này vẫn thi “ba chung”, sau khi các thí sinh trúng tuyển mới có bài kiểm tra thêm về năng lực hoặc, như Bách khoa – sơ tuyển trước rồi mới thi “ba chung”… thì vẫn là… “ba chung”.

Còn lại, các trường tuyển sinh riêng xét tuyển có vẻ không thu hút được thí sinh lắm có thể là thí sinh chưa quen với phương thức tuyển sinh đó chăng? Hy vọng năm sau thí sinh quen rồi thì sự việc sẽ khác đi. 

Nếu vậy, tình hình tuyển sinh của các trường khó tuyển sẽ tiếp tục khó khăn hơn? 

Điều này chưa có thể nói được gì. Một số trường khó khăn trong tuyển sinh đã khó từ vài ba năm trở lại đây chứ không phải thay đổi phương thức tuyển sinh mới có khó khăn.

Tuyển sinh riêng, thí sinh được lợi vì họ có nhiều cơ hội hơn do vừa chung vừa xét tuyển riêng. Nếu khó khăn hơn thì cũng có thể do các trường, các ngành đào tạo chưa thu hút hoặc, theo tôi, thí sinh và phụ huynh đang ở thế thăm dò. 

Chân thành cám ơn ông. 

Thông tin từ trường tuyển sinh riêng: rất ít! 

Chúng tôi chưa có thể nói được về con số hồ sơ: cả hồ sơ nguyện vọng 1, hồ sơ tuyển sinh riêng và số tuyển sinh theo diện 30A cùng chỉ có trên 200 hồ sơ. Chỉ tiêu là 700 người học. Mới đầu, Bộ nói là bỏ điểm sàn; giờ có tới 5 điểm sàn. Chúng tôi vẫn chờ đợi thực tế. 

(Ông Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng ĐH Yersin Đà Lạt.) 

Tôi chưa dám nói số lượng hồ sơ vì có rất trường ít trong khi chúng tôi cần trên 1.000 người học! 

(Ông Nguyễn Đình Ngộ, Hiệu trưởng ĐH Phú Xuân)

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.