Xét xử Hưng 'kính': Bị hại từng 2 lần muốn tự tử?

Bị cáo Nguyễn Kim Hưng tại tòa.
Bị cáo Nguyễn Kim Hưng tại tòa.
TPO - Bị hại bật khóc, chạy ra ngoài phòng xử vì cho rằng mình sợ nhìn mặt ông trùm chợ Long Biên. Người phụ nữ cũng khai từng 2 lần muốn tự tử vì bị chèn ép, sỉ nhục thô bỉ...

Sợ nhìn mặt Hưng “kính”

Sáng 25/7, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, SN 1963) - Tổ trưởng bốc dỡ hàng hóa số 2 tại chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) và các đồng phạm trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cùng tội danh, 4 bị cáo khác cùng hầu tòa đều là nhân viên trong tổ bốc dỡ hàng hóa của Hưng gồm Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, SN 1970), Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”, SN 1963), Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”, SN 1962), Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”, SN 1968).

Ngay trong phần khai mạc, bị hại Nghiêm Thúy Nga – tiểu thương chợ Long Biên đã bật khóc và được chủ tọa yêu cầu ra ngoài để đảm bảo trật tự. Bên ngoài, chị Nga vẫn nức nở với lý do mình sợ nhìn mặt Hưng “kính”.

Theo cáo trạng, năm 2008, chị Nga cùng chồng là anh Hoàng Anh Hà kinh doanh chợ hoa quả tại chợ Long Biên. Quá trình kinh doanh, 2 vợ chồng thường xuyên bị Hưng “kính” và các đàn em đe dọa, chèn ép để bắt phải nộp nhiều loại tiền khác nhau. Vì vậy, ngày 10/8/2018, vợ chồng chị Nga đã tố cáo hành vi của các bị can.

Điều tra đã xác định, chợ Long Biên quy định Nguyễn Kim Hưng không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ; không được đuổi, sắp xếp các xe trong chợ; không có quyền chi tiêu số tiền bốc dỡ hàng hóa và phải nộp ngay số tiền đã thu trong ngày.

Tuy nhiên, Hưng “kính” lại chỉ đạo đàn em chèn ép, đe dọa hộ kinh doanh của gia đình chị Nga như không cho ô tô của chị đỗ, cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước ki ốt, kéo cá thối để bên cạnh, ngăn cản nhân viên của chị Nga bốc dỡ hàng hóa…

Ngoài ra, Hưng “kính” còn chỉ đạo Nguyễn Hữu Tiến không giao Hải, Long và Vương các bảng kê do Ban Quản lý chợ phát hành đồng thời soạn bảng kê khác theo ý của Hưng; thu tiền “bảo kê” từ hộ chị Nga.

Nhằm quản lý việc thu tiền của Hải, Long và Vương đối với hộ kinh doanh, Hưng lắp đặt 2 camera theo dõi, cho các nhân viên trong tổ bốc dỡ theo dõi và kiểm soát lẫn nhau. Hưng trực tiếp kiểm soát việc Hải, Long, Vương nộp tiền và bảng kê cho Tiến vào buổi sáng.

Tại các buổi hội ý, Hưng yêu cầu Hải, Long và Vương không bốc dỡ nhưng vẫn thu tiền, không để nhân viên bốc dỡ của các hộ kinh doanh tự bốc dỡ với lý do thực hiện hợp đồng bốc dỡ với Ban Quản lý chợ Long Biên và chỉ cho nhân viên tổ bốc dỡ số 2 mới có quyền bốc dỡ.

Từ tháng 12/2017, theo sự chỉ đạo của Hưng “kính”, Long và Hải đuổi không cho xe ô tô của chị Nga đỗ tại bãi thủy sản vì chị Nga chưa đăng ký với Hưng. Hưng yêu cầu Vương thông báo với chị Nga thực hiện việc nộp tiền với giá bốc xếp sẽ tăng 200.000 đồng/xe 1,4 tấn và 350.000 đồng/xe 3,5 tấn.

Vợ chồng chị Nga đã cung cấp tài liệu thể hiện, từ ngày 14/3/2018 đến ngày 1/9/2018, họ bị Hưng “kính” và các đồng phạm thu hơn 28 triệu đồng. Phần mình, các bị cáo Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương khai được chia hơn 46 triệu đồng trong thời gian từ 1/1/2018 đến 24/9/2018.

Xét xử Hưng 'kính': Bị hại từng 2 lần muốn tự tử? ảnh 1

Các bị cáo tại tòa ngày 25/7.

Nhiều lần định tự tử

Tại tòa, Nguyễn Mạnh Long khai có nhiệm vụ chuyên thu, nhận tiền bốc dỡ, căn cứ quy định của BQL chợ thu 40nghìn đồng/1 tấn và không hề chèn ép, gây khó khăn cho hộ chị Nga. Tương tự, Nguyễn Hữu Tiến cho biết việc thu tiền thực hiện theo quy định thỏa thuận giữa hộ kinh doanh với ban quản lý chợ.

Đáp lại, bị hại Nghiêm Thúy Nga cho rằng các bị cáo khai hoàn toàn không đúng: “Bị cáo Long đòi tiền bốc xếp, tôi nói có thuê các anh bốc xếp đâu mà thu tiền bốc xếp”.

Anh Hà, chồng chị Nga cũng cho biết hộ mình có 20 nhân viên bốc xếp nên không phải thuê tổ bốc xếp của chợ. Tuy nhiên, họ phải nộp tiền cho nhóm Hưng “kính”vì: “Có đối tượng nghiện hút nặng, nhảy lên xe của tôi uy hiếp vợ chồng tôi, nhân viên của chúng tôi. Sợ nên chúng tôi phải nộp... Có 1 vài đối tượng mặc quần áo nhân viên bốc xếp nhảy lên xe uy hiếp tinh thần tôi, đứng trước bàn dân thiên hạ nhổ toẹt vào mặt tôi, sỉ vả tôi, tôi phải quay vào trong khóc”.

Đáng chú ý, chị Nghiêm Thúy Nga khẳng định mình bị uy hiếp nặng nề nên không dám ra chợ và từng 2 lần có ý định tự tử. “Hoa quả tươi, thời hạn rất ngắn nhưng các bị cáo gây khó khăn, không đưa thì thiệt hại kinh tế rất lớn… Trên đường đi Thanh Hóa nhận được điện báo, tôi rất hoảng loạn vì thời gian đấy tôi biết đang bị lệnh trừng phạt của Hưng “kính”. Tôi định mở cửa xe ô tô nhảy xuống đường cao tốc, may chồng tôi phát hiện nên ngăn cản”.

Cũng theo vợ chồng bị hại, nhóm Hưng “kính” thường xuyên sỉ nhục họ một cách thô bỉ. Một thời gian dài họ không dám ra chợ vì các bị cáo để các cái bao rất kín, tôi không biết trong bao có gì…Tôi xác định khi viết đơn tố cáo, có thể tính mang bị uy hiểm. Tôi buộc phải thu thập bằng chứng, cho các bị cáo ký hóa đơn nhưng những lần ký chỉ là số tiền nhỏ. Từ năm 2010, số tiền chúng tôi phải nộp rất lớn nhưng không có hóa đơn”.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.