Thể lệ Cuộc thi 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam'

Thể lệ Cuộc thi 'Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam'
Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư TƯ Đảng, Ban Tuyên giáo TƯ phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam”.

I. Mục đích cuộc thi

- Thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2012”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước.

- Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

- Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Lào; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử, gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào của các thế lực thù địch.

II. Đối tượng dự thi: công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài nước và người nước ngoài quan tâm.

III. Hình thức thi: Thi trắc nghiệm hằng tuần và thi viết.

1. Thi trắc nghiệm hằng tuần:

a. Cách thức thi

Người dự thi tiến hành các thao tác dưới đây để trả lời câu hỏi thi của Ban Tổ chức

Truy cập vào một trong các trang web của Ban Tổ chức cuộc thi sau đây để tham gia dự thi:

- Báo Nhân dân: www.nhandan.org.vn

- Báo Quân đội Nhân dân: www.qdnd.vn

- Tạp chí Tuyên giáo điện tử: www.tuyengiao.vn

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: www.mattran.org.vn

- Đài Truyền hình Việt Nam: www.vtv.vn

- Báo Công an Nhân dân: www.cand.com.vn

- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.dangcongsan.vn

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: www.chinhphu.vn

- Báo Tiền Phong: www.tienphong.vn

- Tạp chí Quê hương: www.quehuongonline.vn

- Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.vn

- Báo Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn

- Báo điện tử Vietnamnet: www.vietnamnet.vn

- Báo điện tử VnExpress: www.vnexpress.net

- Báo điện tử Dân trí: www.dantri.com.vn

Trả lời câu hỏi thi

Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 3 câu hỏi, với các phương án trả lời trắc nghiệm có sẵn, trong đó có 1 phương án đúng. Người dự thi vào các chuyên trang Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam và thao tác như sau:

- Điền các thông tin cá nhân (Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại liên hệ hoặc E-mail...) theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn một phương án đúng, sau đó điền vào ô "Dự đoán " số người trả lời đúng, nhập "mã xác thực" và bấm vào ô "Trả lời".

- Trong mỗi tuần thi, mỗi người có thể tham gia nhiều lần nhưng tối đa không quá 10 lần/tuần. Trong trường hợp có số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi trả lời câu hỏi để trao thưởng cho người gửi trả lời sớm nhất. Thời gian được tính từ khi bắt đầu kết thúc của cuộc thi tuần trước (thời gian tính đến giây, phút, giờ, ngày theo thời gian thi, hiển thị trên phần mềm thi trực tuyến).

b. Thời gian bắt đầu thi và thời hạn thi trắc nghiệm tuần

Thời gian bắt đầu thi trắc nghiệm được tiến hành ngay sau khi Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương họp báo, phát động Cuộc thi.

Thời gian thi trắc nghiệm hằng tuần được tính từ 10h00 thứ ba hằng tuần và hạn kết thúc vào 9h30 thứ ba tuần kế tiếp.

2. Thi Viết:

a. Quy định về bài dự thi

Bài dự thi của tác giả phải là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách.... và phải chuyển tải được một trong các nội dung dưới đây:

+ Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam.

+ Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

+ Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.

+ Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.

+ Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

+ Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắc của hai dân tộc Việt Nam - Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong những năm qua.

+ Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

+ Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

+ Những cảm nghĩ về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.

+ Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

+ Tại sao hai dân tộc Việt Nam – Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng tối đa 4000 từ, khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Không hạn chế việc sử dụng ảnh để minh họa thêm bài dự thi viết.

- Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại.

- Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.

b. Thời gian, địa chỉ gửi bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp địa phương

Thời gian thi viết: Bắt đầu tính từ khi Ban Tổ chức Cuộc thi công bố Thể lệ Cuộc thi. Hạn cuối cùng nộp bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố là ngày 30/9/2012. Ban Tổ chức không nhận các bài dự thi quá thời hạn nêu trên (căn cứ vào dấu Bưu điện).

Nơi nhận bài dự thi

Bài dự thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố qua Ban Tuyên giáo tỉnh, thành uỷ (Nơi người dự thi đang sinh sống, học tập và công tác).

Đối với bài dự thi của cán bộ, chiến sỹ trong các lực lượng vũ trang gửi về: Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Công an)

c. Thời hạn và địa chỉ gửi bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp Trung ương

Hạn cuối cùng là ngày 31/10/2012 (căn cứ vào dấu bưu điện).

Địa chỉ nhận bài dự thi:

Tạp chí Tuyên giáo – 49 Phan Đình Phùng – Hà Nội.

Điện thoại: 080.44374 – 080.44511

Fax: 04.37330967

d. Chấm thi

- Vòng một: Do Ban Giám khảo Cuộc thi cấp tỉnh, thành phố và tương đương tổ chức chấm, lựa chọn tối đa 50 bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

- Vòng hai: Ban Giám khảo Cuộc thi cấp Trung ương tổ chức chấm theo tiêu chí, thang điểm đã được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Cuộc thi quy định.

IV. Giải thưởng cuộc thi

1. Thi trắc nghiệm

Mỗi tuần có 7 giải thưởng, bao gồm:

- 01 giải nhất: trị giá 2.000.000 đồng

- 01 giải nhì: trị giá 1.000.000 đồng

- 05 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 500.000 đồng

2. Thi viết

Bao gồm các giải:

- 01 giải nhất: 30.000.000 đồng

- 02 giải nhì, mỗi giải: 15.000.000 đồng

- 05 giải ba, mỗi giải: 10.000.000 đồng

- 30 giải khuyến khích, mỗi giải: 5.000.000 đồng

- Một số giải khác (có phần thưởng của Ban Tổ chức cuộc thi).

V. Thông báo kết quả và trao thưởng

Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương (Cơ quan thường trực: Tạp chí Tuyên giáo: 49 Phan Đình Phùng – Hà Nội) chịu trách nhiệm công bố kết quả và tổ chức trao thưởng.

- Kết quả thi trắc nghiệm hằng tuần sẽ được cập nhật trên các website của các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tổ chức Cuộc thi ngay sau khi kết thúc thi tuần. Ngoài ra, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố chính thức kết quả thi trắc nghiệm hàng tuần trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hằng quý, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các cuộc thi trắc nghiệm tuần.

- Đối với những người đoạt giải Cuộc thi viết, Ban Tổ chức sẽ trao giải tại buổi Lễ Tổng kết cuộc thi của hai nước Việt Nam – Lào tại Bản Đông, tỉnh Savanakhệt (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Ban Tổ chức Cuộc thi đài thọ vé tàu, xe và bố trí ăn, ở cho thí sinh đến nhận giải thưởng.

VI. Tổ chức thực hiện

Thể lệ cuộc thi này có hiệu lực kể từ ngày ký và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sửa đổi, điều chỉnh nội dung Thể lệ cuộc thi chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Cuộc thi.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.