Cua ma cà rồng giá nửa triệu đồng

Cua ma cà rồng giá nửa triệu đồng
Bán từ 200.000 đến nửa triệu, thậm chí cả triệu đồng một cá thể, cua ma rồng (vampire crab) là loại sinh vật cảnh hiếm du nhập vào Việt Nam.

Cua ma cà rồng giá nửa triệu đồng

> Quà biếu là 'cua hoàng đế': Lãng phí!

> Cua Hoàng đế 5 triệu đồng/con vẫn cháy hàng
> To như con tép

Bán từ 200.000 đến nửa triệu, thậm chí cả triệu đồng một cá thể, cua ma rồng (vampire crab) là loại sinh vật cảnh hiếm du nhập vào Việt Nam.

Dài chỉ từ 1 inch, tương đương với gần 3 cm trở lên, xong mỗi con cua ma được rao bán lên tới gần nửa triệu đồng, thậm chí cả triệu đồng ở thị trường sinh vật cảnh quốc tế
Dài chỉ từ 1 inch, tương đương với gần 3 cm trở lên, xong mỗi con cua ma được rao bán lên tới gần nửa triệu đồng, thậm chí cả triệu đồng ở thị trường sinh vật cảnh quốc tế.

Hiện tại, trên nhiều diễn đàn sinh vật cảnh, loài cua có đôi mắt sáng rực như mắt ma này vẫn được rao bán, tìm mua nhiều. Trước đó, xu hướng chơi cua ma của người mê sưu tầm sinh vật cảnh xuất hiện ở cộng đồng quốc tế và chỉ lan truyền đến Việt Nam khoảng một năm nay.

Tần suất xuất hiện những rao vặt về cua ma không nhiều, do loài vật này vẫn còn độ “hot” và hiếm nhất định trong giới mê sưu tầm sinh vật cảnh. Tại Hà Nội, không có nhiều cửa hàng kinh doanh bán loại cua này.

Theo lời anh Tùng, nhân viên bán hàng một đại lý cá cảnh trên phố Yên Phụ (Hà Nội), trước đây mấy tháng, cửa hàng cũng bán cua ma, nhưng sau này không nhập được nguồn hàng có giá ổn định, nên ngừng kinh doanh.

“Người mua cua ma chủ yếu là khách trẻ, mua về để nuôi giống như nuôi các loại pet (thú cưng) hay những con tép cảnh vì giá phù hợp và không quá đắt đỏ”, anh Tùng tiết lộ.

Xuất hiện sau trào lưu nuôi cá rồng, cá La Hán, tép cảnh, cua ma hay còn có tên gọi khác là cua ma cà rồng (Vampire crab) du nhập về Việt Nam, ban đầu ở một số tiệm kinh doanh cá cảnh. Mỗi con cua nhỏ chỉ khoảng 3-4 cm như cua đồng giá đã lên tới 200.000 đồng đến 300.000 đồng - đắt hơn nhiều so với cua bình thường nhưng vẫn “hot”.

Hoàng, một bạn trẻ đam mê các thú chơi sinh vật cảnh là thủy hải sản cho biết loại cua này có giá phải chăng, màu sắc đẹp và đáng yêu nên được săn lùng nhiều trong thời gian qua.

“Song không phải lúc nào các cửa hàng cũng có sẵn để giao cho khách, đôi khi phải đặt trước”, Hoàng kể.

Anh bạn này cũng tiết lộ, so với một con tép cảnh bé 1-2cm giá 10.000 đồng đến 50.000 đồng, tùy màu sắc và giới tính, thìcua ma không đắt. Tuy nhiên, nếu như nuôi 10-20 con cua ma trong một bể, thì chi phí cũng không rẻ chút nào.

Trong khi thị trường cua ma cà rồng trong nước chưa mấy sôi động, thì ở cộng đồng nuôi sinh vật cảnh quốc tế, loại cua này được săn tìm, rao bán rất nhiều.

Trên mạng mua bán trực tuyến, một con cua ma đực được rao bán 15 USD, còn con cái 25 USD, tương đương với hơn 300.000 đồng đến hơn 500.000 đồng/con.

Mức giá nói trên áp dụng cho những năm 2011, đến nay, giá cua ma được nhiều người mê sinh vật cảnh quốc tế săn tìm đã lên tới 30-40 USD/con, tùy “giới tính” và màu sắc, kích thước.

Vampire crab có nguồn gốc từ đảo Sulawesi của Indonesia, sống tại những khu rừng gần nguồn nước ngọt. Một nửa thời gian cua ma sống trên cạn, thời gian còn lại sống dưới vùng nước nông. Thức ăn của loài này, theo chia sẻ của cộng đồng mê sinh vật cảnh, là bất cứ thứ gì kiếm được, từ giun, dế, các loại cá, côn trùng chết bị rữa cho tới những loại hạt như ngô, đậu…

Nhiệt độ nước lý tưởng với loài cua có đôi mắt to, trừng trừng này, theo những người nuôi sinh vật cảnh có kinh nghiệm, là khoảng 24 độ C. Tuy không quá khó nuôi, song vì ít hàng, nên việc trao đổi, mua bán loại cua này diễn ra chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều người đặt câu hỏi liệu những loài sinh vật ngoại lai nhập về bán tại Việt Nam trong thời gian qua có đặc tính dễ thích nghi với môi trường nhiệt đới, sau khi hết “sốt”, có gây ra làn sóng nguy hại như trước đó là rùa tai đỏ, ốc bươu vàng.

Theo Mạnh Cường
Infonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.