> Hà Nội đề xuất dành 1.200 ha đất xây trường học
Bà Nguyễn Thị Thùy. |
Nhiều lần đi khảo sát, chúng tôi nắm rất rõ tình trạng quá tải các trường mầm non ở khu vực nội đô. Một số trường tiểu học cũng bị quá tải. Khi tham mưu cho HĐND thành phố thẩm tra quy hoạch về giáo dục, chúng tôi thấy cái mà Hà Nội cần đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội tại khu vực nội đô rất lớn.
Một yêu cầu đặt ra trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đó là phải giảm tải và giãn dân khu vực nội đô. Theo bà, điều này có khả thi?
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Theo quy hoạch đó, dân số của Hà Nội trong các quận nội thành đến năm 2020 phải giảm. Tuy nhiên, đến nay khả năng giảm dân số nội đô là công việc cực kỳ khó khăn bởi nhiều lý do.
Tôi ví dụ như chúng ta đề ra di dời các trường đại học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, trụ sở bộ ngành ra ngoài nội đô nhưng việc này cần có thời gian, cần vốn đầu tư lớn. Như vậy, bên cạnh các biện pháp dài hạn thì phải có biện pháp ngắn hạn. Trong đó cần tính đến hạn chế nhập cư nội đô.
Ban soạn thảo Luật Thủ đô cho biết, đang tồn tại hai luồng ý kiến đồng ý và không chấp thuận với đề xuất hạn chế nhập cư vào nội đô. Nếu được góp ý, bà sẽ chấp thuận hay phản đối?
Giảm tỷ lệ gia tăng dân số nội đô, tôi nghĩ cần nhiều giải pháp đồng bộ nhưng cần tính đến phương án hạn chế nhập cư. Nếu hạn chế nhập cư được đưa vào Luật Thủ đô thì sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt Quy hoạch chung.
Nhưng đề xuất nêu trên trong dự thảo Luật Thủ đô lại đang mâu thuẫn với Luật Cư trú, thưa bà?
Đang mâu thuẫn giữa một bên là đòi hỏi của thực tế phải giảm tỷ lệ gia tăng dân số nội đô, giảm tải cho nội đô với một bên là mâu thuẫn về pháp lý với quy định của Luật Cư trú. Tôi cho rằng, để giải bài toán này cần sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ về cơ chế chính sách đi liền với thực hiện quy hoạch.
Việc kiểm soát dân số tại khu vực nội thành đang rất cần quan tâm. Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020, phải giảm tỷ lệ tăng dân số nội đô xuống còn 0,89%/năm. Tức là phải chuyển đi nơi khác 10% dân số nội đô hiện nay. Nếu thỏa mãn 100% nhu cầu của người dân muốn nhập cư Hà Nội thì rất khó.
Đúng là người dân có quyền tự do cư trú nhưng phải xét đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phải có thứ tự ưu tiên. Đây là mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với quản lý xã hội. Trường hợp hạn chế nhập cư phải quy định rất rõ khu vực nào, quận nào, thời gian và đối tượng nào cần hạn chế nhập cư...
Cảm ơn bà.
Minh Tuấn (thực hiện)
Hạn chế nhập cư chỉ là tình thế Trao đổi với Tiền Phong, đại biểu Nguyễn Doãn Hoàn cho rằng, hiện nay có thực tế mà thành phố cần phải tính toán kỹ đó là lượng người không nhập khẩu nhưng tạm trú, di trú rất đông. Dân số Hà Nội không phải chỉ có hơn 6 triệu dân như thống kê mà phải hơn 8 triệu người bởi hằng ngày có một lượng rất lớn dân di cư tự do ra vào thành phố làm việc. Hạn chế nhập cư theo tôi không phải giải pháp lâu dài mà chỉ mang tính chất tình thế, vì tất cả người dân mà về Hà Nội thì họ đều đủ điều kiện để nhập khẩu, mà không nhập được thì họ cũng tìm mọi cách không kiểu này thì kiểu khác. Thủ đô đã mở rộng rồi thì không nên co cụm trong nội đô để gây áp lực cho hạ tầng giao thông mà nên giãn dân ra các vùng ven, các khu đô thị vệ tinh. Đặc biệt là quyết liệt trong việc di dời các bệnh viện, cơ quan hành chính ra ngoài. Nguyễn Tú (ghi) |