Ngoài ra, các nhà kho học còn lấy 26 mẫu cành khác chiết tại cây mẹ nhằm kích thích ra rễ, nhân giống bằng phương pháp chiết cành.
Cây đa Tân Trào ước tính khoảng 300 tuổi, là một phần trong khu di tích lịch sử quốc gia Tân Trào. Cùng với lán Nà Lừa, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào là hình ảnh gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt Nam.
Tình cảnh cây đa Tân Trào hiện nay. Ảnh: thoibaoviet |
Từ năm 1999, cây đa Tân Trào đã có dấu hiệu sinh trưởng kém, nhiều cành ở phần ngọn cây rụng lá, không ra lá non, chết khô, không có rễ buông từ cành cây xuống đất.
Từ một cây đa xanh tốt, xum xuê, giờ đây cây đa Tân Trào trơ trọi chỉ còn 5 cành khô mục và 3 cành tươi có đường kính chừng 30cm.
Môi trường sống bị thay đổi, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức quá cao, rễ bị úng nước, tuổi cao là những nguyên nhân làm cho "bệnh" của cây đa Tân Trào ngày càng trầm trọng.
Do các biện pháp cứu chữa cây đa Tân Trào đến nay vẫn không mang lại hiệu quả nên việc lấy mẫu, nhân bản vô tính là một biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn nguồn gen qúy của cây đa Tân Trào.
Theo TTXVN