Việt Nam xây dựng hệ thống ngăn chặn nguồn gỗ bất hợp pháp

​Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định khi xuất khẩu vào EU.
​Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định khi xuất khẩu vào EU.
TPO - Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực từ 1/6 tới, giúp hai bên giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Ngày 8/5, Bộ NN&PTNT công bố thông tin về Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục Trưởng Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau 8 năm khởi động, đàm phán, ký kết, Hiệp định VPA/FLEGT chính thức có hiệu lực từ 1/6/2019.

Nội dung chính của Hiệp định là Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung. Đây là căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định khi xuất khẩu vào EU.

Như vậy, giấy phép FLEGT sẽ thay thế hàng loạt giấy tờ mà hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải nộp cho nhà nhập khẩu EU để chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Theo ông Trị, các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT, cùng quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 đều nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, chế biến và thương mại gỗ bất hợp pháp.

Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT. Trong đó, có việc xây dựng Nghị định quy định về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào cuối năm 2019.

Nghị định này sẽ điều chỉnh một số quy định pháp luật về quản lý gỗ nhập khẩu, phân loại rủi ro doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu và cấp phép FLEGT cho thị trường EU.

Ông Trị cho biết, EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trọng điểm của Việt Nam. Việc triển khai Hiệp định, kỳ vọng sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ tại thị trường EU mà còn tại các thị trường xuất khẩu khác, mang lại các lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường và xã hội.

Hiệp định được đánh giá sẽ góp phần đưa ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong 10 năm tới phát triển bền vững, có uy tín và có thương hiệu trên thế giới, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 12 đến 13 tỷ USD vào năm 2020 và 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, Hiệp định VPA/FLEGT là một nội dung được đề cập trong Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.

Do vậy, Hiệp định VPA/FLEGT sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương “Thương mại và phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA, bao gồm các quy định về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản. 

“Việt Nam đã vượt qua rất nhiều thách thức, sự khác biệt về thể chế và chính sách quản lý rừng để đàm phán thành công với EU về Hiệp định VPA/FLEGT, khẳng định quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam”-ông Tuấn nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.