>Titanic 3D và bùng nổ điện ảnh mới
>'Cha đẻ' của siêu phẩm Avatar lại bị kiện
Ngày 26-3, đạo diễn người Canada, trở thành người đầu tiên một mình khám phá vực Mariana sâu 10.898 m ở Thái Bình Dương, theo thông báo của nhóm chuyên gia Mỹ. Sau chuyến thám hiểm này, James Cameron mang về những hình ảnh và mẫu vật để nghiên cứu chuyên sâu hơn khu vực còn ít biết đến này của hành tinh, như thông điệp của kênh National Geographic. Kỷ lục trước xác lập ngày 23-1- 1960, khi trung úy của Hải quân Mỹ Don Walsh và nhà hải dương học người Nga Jacques Piccard lặn bằng tàu ngầm quân sự Mỹ ở độ sâu 10.916 m. Nhưng hai người chỉ chịu được 20 phút, chưa có chuyến thám hiểm nào sau đó cho tới khi James Cameron đặt chân xuống.
Cameron từng 72 lần lặn xuống đáy biển, trong đó có 12 lần để quay Titanic ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương, giúp ông nắm bắt kỹ thuật quay dưới đáy đại dương. Trong chuyến thử thách này, một mình Cameron lặn xuống trong tàu ngầm nhỏ dài 8m tên Deepsea Challenger. Phải mất 8 năm người ta mới nghiên cứu xong con tàu này, nó được trang bị công nghệ hiện đại, với tốc độ lặn sâu 150m/phút có khả năng chống lại áp lực rất lớn. James mất 2 giờ 36 phút để lặn xuống, nhưng chỉ 70 phút sau phải nổi lên mặt nước, trong khi dự định lâu hơn thế.
Đạo diễn Titanic phải tập cả yoga và chạy bộ hằng ngày để có thể lực tốt nhất cho chuyến thám hiểm. Ngồi trong buồng lái hẹp, đạo diễn 52 tuổi này quay phim 3D đáy đại dương nhờ máy chiếu cực mạnh và thu thập những mẫu vật để nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học biển, sinh học không gian, hàng hải địa chất hoặc địa vật lí. Ngay khi chạm đáy, nhà thám hiểm khẳng định “mọi hệ thống đều ổn”, sau đó gửi thông điệp trên Twitter rằng sẽ chia sẻ những điều ông chứng kiến.
Cuộc thám hiểm nằm trong kế hoạch làm phim tài liệu 3D chiếu rạp và phát trên kênh truyền hình National Geographic. Những dữ liệu thu được sớm đăng tải trên tạp chí và sử dụng trong nhiều chương trình giảng dạy. Ở đoạn phim ngắn trên mạng, National Geographic giải thích cặn kẽ trong hành trình của Cameron, đạo diễn phải đi qua các thềm nơi 90% sinh vật biển sinh sống. Vực Mariana, là vết lõm dài 2.550 km trong lòng Thái Bình Dương, đạt đến độ sâu 11,2 km tại điểm Challenger Deep- độ sâu có thể nuốt ngập đỉnh Everest (8.850 m). Đây là điểm đáng ngại nhất của Trái Đất, luôn có bóng tối bao phủ.
Lê Nhi
Theo NouvelObs, Atlantico