U22 Việt Nam nằm ở nhóm yếu nhất SEA Games 30

U22 Việt Nam gặp bất lợi lớn ở SEA Games 30
U22 Việt Nam gặp bất lợi lớn ở SEA Games 30
TPO - Tại SEA Games 30 diễn ra cuối năm nay ở Philippines, U22 Việt Nam đã rơi vào nhóm hạt giống yếu nhất của môn bóng đá nam.

Sáng nay, ban tổ chức SEA Games 30 đã công bố cách thức bốc thăm chia bảng đấu môn bóng đá nam. Theo đó 11 đội tuyển tham dự sẽ được chia làm 4 nhóm hạt giống khác nhau dựa trên kết quả của kỳ SEA Games gần nhất. Từ đó, ban tổ chức sẽ bốc thăm chia làm 2 bảng đấu. 

Theo thông báo, U22 Việt Nam rơi vào nhóm hạt giống yếu nhất (thứ 4) cùng với các đội tuyển U22 Lào, U22 Campuchia, U22 Brunei, U22 Timor Leste. Đây là hệ quả của việc U22 Việt Nam bị loại ngay ở vòng bảng SEA Games 29 cách đây 2 năm.

Nhóm hạt giống số 1 bao gồm nước chủ nhà Philippines và đương kim vô địch Thái Lan. Nhóm hạt giống số 2 gồm U22 Malaysia và U22 Indonesia. Nhóm số 3 gồm U22 Singapore và U22 Myanmar. Nước chủ nhà Philippines được ưu tiên vào bảng đấu có 5 đội tuyển, trong khi Thái Lan sẽ phải tham gia bảng đấu có 6 đội tuyển.

Với cách sắp xếp này, U22 Việt Nam có nguy cơ lớn rơi vào bảng đấu “tử thần” tại SEA Games 30. Đội bóng của HLV Park Hang Seo hoàn toàn có thể nằm cùng bảng với đương kim vô địch U22 Thái Lan, đương kim á quân U22 Malaysia và đội hạng 4 ở SEA Games 29 là U22 Myanmar. 

Nếu điều này xảy ra, U22 Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhiệm vụ “săn vàng” ở SEA Games. Sau chức vô địch AFF Cup 2018, huy chương vàng SEA Games chính là điều mà người hâm mộ bóng đá nước nhà mong mỏi nhất trong năm 2019 này.

Các nhóm hạt giống môn bóng đá Nam tại SEA Games 30

Nhóm 1: Thái Lan, Philippines

Nhóm 2: Malaysia, Indonesia

Nhóm 3: Myanmar, Singapore

Nhóm 4: Việt Nam, Brunei, Lào, Campuchia, Timor Leste

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.