Tưởng đau răng hoá ra ung thư xương hàm

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Ung thư xương hàm là một bệnh nguy hiểm có thể làm biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai, thậm chí tử vong nếu không được điều trị sớm.

Tuy nhiên, theo các bác sỹ, đa phần người bệnh thường phát hiện bệnh muộn. Nguyên nhân do biểu hiện ung thư xương hàm thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh khác về răng.

Nhiều người bệnh chỉ thấy biểu hiện răng đau buốt lại nghĩ bị đau nhức răng thông thường nên mất nhiều thời gian chữa tủy răng, rồi nhổ răng… mà không đỡ. Chỉ khi đến bệnh viện chụp phim mới xác định được bệnh ung thư xương hàm. Việc phát hiện muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

Các triệu chứng của ung thư xương hàm

Bị đau hàm: sức mạnh của xương hàm bị suy giảm do các u ác tính đã phá hủy phần nào cấu trúc xương. Bệnh nhân cảm thấy đau, khó nhai thức ăn, cản trở đến việc ăn uống hàng ngày. Bình thường cơn đau ở hàm cũng xuất hiện nhưng nặng hơn khi dùng rượu hoặc khi ăn uống. Đây là dấu hiệu quan trọng cần phát hiện sớm.

Hàm bị sưng: khối u ác tính phát triển lớn dần bên trong xương hàm. Bên cạnh những cơn đau nhói chúng còn khiến phần quai hàm bị sưng lên, mất cân đối khuôn mặt.

Cảm thấy ngứa, tê trong hàm: các khối u ác tính chèn ép các dây thần kinh cảm giác ở khoang miệng dẫn đến các cơn tê dại hoặc ngứa ran khó chịu như kim châm. Triệu chứng này thường xuất hiện ở hàm dưới.

– Phát hiện có khối u: bệnh nhân bị ung thư có thể thấy u ác tính lộ trên lợi và ở dưới răng. Nếu chúng phát triển tịa đường viền hàm dưới người bệnh có thể cảm thấy đau nhức răng.

Bị sưng mặt: thông thường các khối u ung thư ác tính xuất hiện trong xương hàm nhưng nếu chúng phát triển ở phần ngoài của xương hàm thì dễ gẩ ra hiện tượng sưng đau ở mặt.

Răng yếu, dễ bị lung lay: khi các khối u phát triển sẽ ảnh hưởng đến vị trí của lợi, chúng có thể đẩy lệch lợi khiến chúng không thể giữ răng chắn chắn như trước. Nhận thấy răng yếu đi, lung lay hoặc có khi gãy rời hẳn

Sưng hạch bạch huyết: nếu thấy hạch bạch huyết ở dưới xương hàm dưới, ngay cổ thì bệnh tình đã nghiêm trọng. Lúc này các u khối ung thư đã di căn khỏi xương hàm đến hạch bạch huyết, phổi, gan,… Số lượng và kích thước của hạch bạch huyết sẽ tăng nếu tế bào ung thư càng phát triển.

Bệnh nhân phải đến bệnh viện, kiểm tra mức độ bệnh lý rồi bác sĩ mới đưa ra giải pháp cụ thể. Với những khối u trong xương hàm còn nhỏ có thể tiến hành phẫu thuật khoét bỏ, nếu chúng đã lan rộng thì cắt 1 đoạn xương hàm. Tiếp đến có thể tiến hành hóa trị, xạ trị để loại bỏ các mầm mống ung thư còn lại.

MỚI - NÓNG