Tuổi trẻ em: Lẽ ra phải hạ xuống, sao lại nâng lên?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền
TPO - Chiều 23/3, thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với việc nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi.   

Báo cáo giải trình tiếp thu dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên thành dưới 18 tuổi nhằm thống nhất việc sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên”. Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến chính sách áp dụng đối với người chưa thành niên, hoặc từng nhóm trẻ em cụ thể và không mâu thuẫn với các luật hiện hành.

Cho ý kiến về điều này, nhiều đại biểu tỏ ra không đồng tình với việc điều chỉnh nâng độ tuổi trẻ em. Sau khi viện dẫn nhiều lý do, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, không cần thiết phải “quay lùi bánh xe lịch sử” như vậy. “Không nhất thiết phải bắt thanh, thiếu niên quay trở lại thành trẻ em. Muốn chăm sóc cho lứa tuổi này, không cần thiết phải biến các em thành trẻ em”, ông Nghĩa nói.

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) phân tích, trẻ em hiện nay trưởng thành sớm hơn trước, lẽ ra phải hạ tuổi xuống, nhưng lần này lại muốn tăng lên là bất hợp lý, không tương thích với các luật khác. Không đồng tình với lý giải của Uỷ ban thẩm tra khi cho rằng việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến ngân sách, bà Lan đặt lại vấn đề rằng, nếu không ảnh hưởng thì trẻ em không được gì từ sự điều chỉnh này.

Tiếp tục dẫn ra những điểm bất ổn, theo đại biểu Lan, hiện nay nạn tảo hôn ở các vùng miền núi, vùng dân tộc diễn ra nhiều. Thậm chí dưới 16 tuổi đã có nạn tảo hôn xảy ra, nếu điều chỉnh lên dưới 18 tuổi sẽ có thêm nhiều người kết hôn trái pháp luật. Mặt khác, khi đất nước có biến động, cần huy động lực lượng chiến đấu, chẳng lẽ lại tổng động viên cả trẻ em?... “Có nhiều vấn đề xảy ra khi nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi. Lúc đó lại phải xây thêm khoa sản trong bệnh viện nhi”, đại biểu Lan đề nghị khi thông qua dự thảo luật cần phải lấy ý kiến riêng về việc điều chỉnh này.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cũng tỏ ra ngạc nhiên trước việc điều chỉnh nâng độ tuổi trẻ em. Theo đại biểu Thuyền, việc duy trì độ tuổi trẻ em như hiện nay không xung đột với luật quốc tế, nhưng việc nâng tuổi trẻ em lại có thể xảy ra nhiều nhiều xung đột. “Với đoàn viên thanh niên chẳng hạn, chẳng lẽ lại kết nạp trẻ em vào đoàn? Nếu quan tâm đến trẻ em thì nên quan tâm đến trẻ từ 6 tháng đến dưới 4 tuổi”, không đồng tình với việc điều chỉnh, đại biểu Thuyền nói thêm, các nước trên thế giới còn muốn hạ tuổi trẻ em xuống 12 tuổi để chịu trách nhiệm hình sự, vì tội phạm đang ngày càng trẻ hóa. “Chốt” lại phiên họp, chủ tọa phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, sẽ lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội về việc nâng độ tuổi trước khi thông qua dự thảo luật.   

Ở góc độ khác, nhiều đại biểu cũng đề nghị cần thiết phải huấn luyện về kỹ năng sống cho trẻ em để các em không sa đà vào các vấn nạn xã hội. “Việt Nam đang nằm trong tốp 5 và đứng đầu Đông Nam Á về nạn phá thai, mà đứng đầu là trẻ vị thành niên. Do vậy cần có quy định xử lý tình trạng này, góp phần giảm thiểu chấn thương về tâm sinh lý cho trẻ em”, đại biểu Lan đề nghị.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.