Trường nghề về Bộ mới: Tuyển sinh có gì thay đổi?

Các trường cao đẳng, trung cấp nghề được tuyển sinh nhiều lần trong năm. Ảnh: Phạm Thanh.
Các trường cao đẳng, trung cấp nghề được tuyển sinh nhiều lần trong năm. Ảnh: Phạm Thanh.
TPO - Bộ LĐ-TB&XH vừa có hướng dẫn các trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước tuyển sinh năm 2017. Đây là năm đầu tiên các trường trung cấp, cao đăng trên cả nước cùng tuyển sinh theo hướng dẫn chung của Bộ LĐ-TB&XH, thay vì cả của Bộ GD&ĐT như trước đây. 

Được tuyển sinh nhiều lần trong năm

Theo phân công của Chính phủ, từ năm 2017, toàn bộ hệ thống đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề sẽ do Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước (thay vì một số trường vẫn thuộc Bộ GD&ĐT, một số thuộc Bộ LĐ-TB&XH quản lý như trước đây). Thay đổi này khiến không ít trường thuộc diện chuyển đổi băn khoăn, lo lắng khi kỳ tuyển sinh 2017 đang tới gần.

Cách đây ít ngày, Bộ LĐ-TB&XH đã chính thức ban hành hướng dẫn tuyển sinh nghề năm 2017. Theo đó, bộ này cho phép các trường đào tạo nghề lựa chọn thời gian tuyển sinh, có thể một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyến sinh đã xác định. Tùy năng lực trường, hiệu trưởng các trường trung cấp, cao đẳng quyết định số lần tuyển sinh trong năm. Hình thức tuyến do hiệu trưởng tự quyết định, có thể xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp 2 hình thức đó.

Về đối tượng tuyển sinh, trình độ cao đẳng thí sinh tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; trình độ trung cấp thí sinh tối thiểu phải tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Các điều kiện tuyển sinh khác do hiệu trưởng tự quyết định không trái quy định hiện hành. Về ngành, nghề đào tạo, các trường vẫn thực hiện tuyển sinh theo ngành, nghề đã được cơ quan nhà nước phê duyệt từ ngày 31/12/2016 trở về trước hiện còn hiệu lực.

Chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, nghề các trường áp dụng theo chỉ tiêu tương ứng đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt từ ngày 31/12/2016 trở về trước, đảm bảo không vượt chỉ tiêu đã được cấp. Bộ LĐ-TB&XH cho phép hiệu trưởng các trường xác định chỉ tiêu hàng năm và được linh hoạt giữa 2 trình độ (trung cấp, cao đẳng) trong cùng ngành, nghề đào tạo của trường.

Nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện, các tiêu chí về tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa; chương trình, giáo trình đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề và trình độ đào tạo theo quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Sau khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các trường đăng ký chỉ tiêu với cơ quan chủ quản và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH).

Với đào tạo liên thông, học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và nghề tuyển sinh từ năm 2016 trở về trước nếu có nguyện vọng, tiếp tục được học liên thông theo quy định hiện hành. Việc đào tạo liên thông đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp tuyển nghề sinh từ năm 2017 trở đi thực hiện theo quyết định của Thủ tướng.

Tự quyết định chương trình đào tạo

Bộ LĐ-TB&XH cho phép các trường tự quyết định và chịu trách nhiệm thực hiện chương trình đào tạo theo niên chế, tín chỉ hoặc tích lũy mô đun tùy điều kiện của trường mình. Nhưng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng từng chương trình đào tạo.

Nội dung chương trình đào tạo nghề, các trường tự xây dựng theo nguyên tắc: Đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng về khối lượng kiến thức, năng lực người học phải đạt được; đáp ứng tiêu chuẩn nghề quốc gia; cùng với kế thừa nội dung đang đào tạo cần cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, nội dung đào tạo phải đảm bảo kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; các kỹ năng lý thuyết và thực hành, giao tiếp trong công việc...

Trường nghề về Bộ mới: Tuyển sinh có gì thay đổi? ảnh 1

Ngoài ra, phải xác định rõ thời gian học của từng môn, mô đun, học phần, thời gian học lý thuyết, thực hành. Nội dung chương trình phải có khung đánh giá kết quả học, mức độ đạt yêu cầu của người học sau khi kết thúc chương trình. Cùng với đó, chương trình phải bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thời gian khoá học theo niên chế trình độ cao đẳng từ 2-3 năm, khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. Trình độ trung cấp học từ 1-2 năm, tối thiểu 35 tín chỉ với người có bang tốt nghiệp trung học phổ thông và 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 

Ở trình độ trung cấp, lý thuyết chỉ được chiếm tối đa 45% thời gian học, còn lại giành cho thực hành, thực tập. Đối với cao đăng, thời gian học lỹ thuyết tối đa 50% khoa học, còn lại cho thực hành, thục tập.

Xử lý các vấn đề chuyển tiếp

Do đang thực hiện chuyển giao quản lý các trường nghề từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH từ năm 2017, nên Bộ LĐ-TB&XH cũng đưa ra hướng xử lý với tuyển sinh và đào tạo trong quá trình chuyển tiếp.

Theo đó, những vấn đề liên quan tới tuyển sinh tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2016 trở về trước vẫn do Bộ GD&ĐT tiếp tục xử lý dứt điểm (các trường nghề vẫn do Bộ LĐ-TB&XH xử lý). Kể từ ngày 1/1/2017, các vấn đề liên quan tới tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và nghề sẽ thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH.

Với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp tuyển sinh từ năm 2016 trở về trước tiếp tục học chương trình hiện hành cho đến khi kết thúc khóa học. Kết thúc khóa học, học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được cấp bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT, học nghề sẽ cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH. Các khóa tuyển sinh từ ngày 1/1/2017 trở đi thực hiện đào tạo, cấp bằng thống nhất theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.