Tranh cãi chuyện các đại học danh tiếng Mỹ nhận tiền từ tỷ phú ấu dâm

Quang cảnh trong Học viện Công nghệ Massachusetts. (Ảnh: AP)
Quang cảnh trong Học viện Công nghệ Massachusetts. (Ảnh: AP)
TPO - Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh tiếng của Mỹ vừa bị phát hiện có quan hệ tài chính sâu rộng với tỷ phú ấu dâm Jeffrey Epstein. Trong khi đó, nhiều đại học khác từng nhận tài trợ của nhân vật tai tiếng này nói rằng họ không có ý định trả lại tiền.

Rối loạn ở MIT gây sốc cho giới làm giáo dục và làm nổi bật những thách thức mà các trường đại học đang phải đối mặt khi phải tự cân nhắc có nên nhận tiền từ các nhà tài trợ hay có nên giữ lại tiền của những người có hành vi sai trái hay không.

Epstein bị bắt vào tháng 7 vừa qua với hàng loạt cáo buộc buôn bán tình dục, lạm dụng nhiều phụ nữ và bé gái. Người đàn ông này được tin là đã tự tử vào tháng trước, trong thời gian bị giam chờ xét xử.

ĐH Harvard nói rằng họ đã sử dụng 6,5 triệu USD mà Epstein tài trợ năm 2003. ĐH Arizona cho biết sẽ không trả lại khoản 50.000 USD mà trường này nhận được năm 2017. ĐH British Colombia cũng không trả khoản 25.000 USD nhận được từ quỹ của Epstein năm 2011.

ĐH Bang Ohio chưa cho biết họ sẽ làm gì với số tiền nhận được từ Epstein, bao gồm khoản 2, 5 triệu USD tài trợ năm 2007. Tháng 7 vừa qua, trường này thông báo sẽ xem lại những món quà nhận được, nhưng đến nay từ chối cung cấp thông tin cập nhật.

Quan hệ của Epstein với các cơ sở giáo dục trở thành tâm điểm chú ý sau khi xuất hiện thông tin một phòng nghiên cứu danh tiếng của MIT là Media Lab có quan hệ gây quỹ với Epstein sâu rộng hơn nhiều mức họ thừa nhận trước đây, và đã cố che giấu thực tế đó.

Những cáo buộc mới được báo The New Yorker phát hiện từ cuối tuần trước khiến chủ tịch MIT phải thuê một hãng luật tư vấn. Trong bức thư đăng cuối tuần qua, Chủ tịch Fafael Reif gọi những cáo buộc đó là “gây xáo trộn sâu sắc” và “cực kỳ nghiêm trọng”.

Ông Reif trước đó thông báo MIT đã nhận khoảng 800.000 USD từ Epstein trong 2 thập kỷ qua và họ sẽ quyên góp số tiền bằng như vậy cho một quỹ từ thiện hoạt động vì các nạn nhân bị lạm dụng tình dục.

Các trường khác nói rằng họ không biết những khoản tiền mà họ nhận được có nguồn gốc từ Epstein. Khoản 50.000 USD mà Epstein quyên góp cho ĐH Arizona để tổ chức một hội nghị khoa học được gửi thông qua Gratitude America, một quỹ mà Epstein thành lập.

Khoản 25.000 USD gửi cho ĐH British Columbia được chuyển qua một quỹ khác của Epstein là Enhanced Education. Trường này nói rằng không tài liệu nào về việc quyên góp tiền nói lên mối liên hệ với Epstein.

Năm 2008, Epstein nhận tội gạ gẫm trẻ vị thành niên bán dâm ở Florida. Tội danh này khiến ông ta phải ngồi từ 13 tháng và trở thành đối tượng bị giám sát.

Theo các chuyên gia, tranh cãi về tiền bẩn là vấn đề thường xuyên xảy ra trong các trường đại học và những tổ chức phi chính phủ hoạt động dựa vào tiền quyên góp. Nhiều trường lập ra hội đồng đạo đức để kiểm tra các nhà tài trợ, nhưng chưa có quy định rõ ràng nào về việc nhận hay không nhận quà.

“Các trường đại học phải tự xác định điều gì là chấp nhận được. Không có tiêu chuẩn rõ ràng nào cả”, GS Leslie Lenkowsky, công tác tại ĐH Indiana và là người tập trung vào mảng từ thiện, nói với AP.

Lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ tỏ ra thận trọng, còn một số người cho rằng ngay cả những nhân vật “bị hoen ố” cũng đáng được có cơ hội sửa sai.

Tại MIT, dường như có một sự thất bại của hệ thống đánh giá các nhà tài trợ. Theo báo The New Yorker, Media Lab của MIT tiếp tục nhận tiền từ Epstein sau khi trường này xác định ông ta là nhà tài trợ “không đủ tiêu chuẩn”. MIT nói rằng giám đốc Media Lab Joi Ito đã từ chức cuối tuần qua. Ito, một giáo sư thỉnh giảng tại Trường Luật Havard, cũng đã từ bỏ chức vị này.

Chủ tịch Reif nói rằng việc nhận quà từ Epstein “do những sai sót trong đánh giá”. Ông nói rằng trường đang bàn cách cải tiến chính sách và ngăn chặn những sai lầm tương tự trong tương lai.

The New Yorker còn nói rằng Epstein đã sắp xếp ít nhất 7,5 triệu USD từ các nhà tài trợ khác gửi cho MIT Media Lab, trong đó có 2 triệu USD kêu gọi từ tỷ phú Bill Gates. Đại diện của ông Bil Gates hôm 9/9 nói rằng khoản tiền được chuyển trực tiếp cho trường vào năm 2014 và không liên quan đến chương trình gây quỹ của Epstein.

Bê bối liên quan đến tiền của Epstein chỉ là một trong danh sách dài những tranh cãi tương tự từng xảy ra. Năm 2017, ĐH Nam California từ chối khoản tiền 5 triệu USD từ Harvey Weinstein sau khi ông này bị cáo buộc quấy rối tình dục.

Năm ngoái, ĐH Purdue trả lại 8 triệu USD tiền quyên góp từ người sáng lập chuỗi pizza Papa John sau khi ông này có phát ngôn phân biệt chủng tộc. Năm 2016, ĐH Ohio trả lại 500.000 USD cho cựu giám đốc đài Fox News Roger Ailes sau khi ông này bị buộc tội tấn công tình dục.

Các sinh viên và giảng viên tại ĐH Havard, Yale và một số đại học khác đang kêu gọi lãnh đạo trường trả lại tiền tài trợ của gia đình Sackler, sở hữu hãng dược Purdue Pharma – nhà sản xuất Oxycontin, loại thuốc bị cho là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng chất gây nghiện hiện nay tại Mỹ.

Theo theo AP
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.