Tôi có phải là con đẻ của bố mẹ?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Khi em học hết cấp I, mẹ đã bố trí cho em một phòng riêng rộng rãi, mẹ bảo để em nghỉ ngơi và học cho thoải mái, cho yên tĩnh. Còn tôi phòng ngủ cũng là cái kho cho bố mẹ, em gái ních vào đấy đủ thứ không còn sử dụng được nữa nhưng mẹ tiếc chưa muốn bỏ ra đống rác.

Bố mẹ sinh được 2 chị em tôi. Em gái tôi năm nay 17 tuổi, đang học cấp III trường huyện, tôi 19 tuổi là công nhân dệt thảm của một xí nghiệp nhỏ đóng tại huyện nhà.

Tiếng là 2 chị em ruột nhưng chúng tôi chẳng có chút gì giống nhau. Em gái tôi xinh xắn giống mẹ, nước da trắng hồng giống bố, còn tôi hết sức bình thường về nhan sắc, nước da ngăm đen và tóc lại xoăn tự nhiên, điều mà cả bố lẫn mẹ đều không có.

Càng lớn, tôi càng nhận ra 2 chị em tôi khác xa nhau về tính cách, sở thích, cũng như chuyện nhận được tình cảm từ bố mẹ cũng có điều khác biệt.

Bố mẹ luôn tỏ ra yêu thương, chiều chuộng em gái tôi, chưa bao giờ tôi nghe bố mẹ mắng mỏ hay phàn nàn gì về em gái, mặc dù nhiều chuyện em cũng sai, em lười học, ham chơi lại thích ăn diện.

Còn tôi ngay từ hồi còn đi học luôn bị bố mẹ mắng, thậm chí cho ăn đòn hay phạt úp mặt vào tường vì bị điểm kém, áo quần lấm bẩn…

Tôi chỉ học đến hết lớp 6 là mẹ cho tôi nghỉ ở nhà để giúp việc lặt vặt cho mẹ, còn em tôi vẫn tiếp tục học cho đến bây giờ.

Thường nhà có 2 con gái, bao giờ em cũng mặc lại quần áo của chị, còn chị được sắm quần áo mới. Ở nhà tôi thì ngược lại, quần áo của em tôi đầy cả tủ, nói chẳng ngoa là em mặc cả tháng cũng chẳng phải quay lại bộ đầu tiên.

Còn tôi chỉ có 3 bộ thay đi, đổi lại, mặc đến lúc nào ngắn ngủn, chật cứng, sờn rách mẹ mới mua cho bộ mới.

Khi em học hết cấp I, mẹ đã bố trí cho em một phòng riêng rộng rãi, mẹ bảo để em nghỉ ngơi và học cho thoải mái, cho yên tĩnh.

Còn tôi phòng ngủ cũng là cái kho cho bố mẹ, em gái ních vào đấy đủ thứ không còn sử dụng được nữa nhưng mẹ tiếc chưa muốn bỏ ra đống rác.

Nhiều hôm đi làm về mệt, sau khi chu toàn cơm nước cho cả nhà, về phòng tôi lại phải bò ra dọn mới có chỗ mà ngả lưng.

Hôm nào đi làm về muộn, bố mẹ và em đã ăn xong cơm, đói bụng mà dở lồng bàn ra tôi hết muốn ăn, vì lần nào cơm canh cũng đã nguội lạnh, thức ăn trên đĩa tung tóe như bị gà bới, xương xẩu mọi người ăn xong còn vương vãi khắp mâm.

Vậy mà nếu tôi không ăn hoặc làm mì tôm húp cho qua bữa, nếu mẹ bắt được, mẹ không tiếc lời nhiếc móc tôi là học đòi làm sang, ỷ đi làm có tiền nên chê cơm nhà. Miếng ăn trở nên nghẹn đắng trộn cùng nước mắt tủi phận của tôi.

Hôm qua tôi còn nghe mẹ nói với bố là “con Ngọc ( Ngọc là tên tôi ) có thằng nào rước đi thì tống khứ đi cho rảnh nợ. Con gái 18-19 rồi mà còn chưa có ai yêu. Rõ là hãm tài, là báo hại” Sao bố mẹ lại nỡ đối xử xạnh lùng, rẻ rúng tôi như vậy? Tôi có tội tình gì? Cả 2 chị em đều là gái mà sao bố mẹ phân biệt như vậy?

Chỉ tiếc là ông bà nội ngoại tôi đều đã mất cả, họ hàng ở quê xa xôi, có muốn biết sự thật cũng khó. Hay là tôi gắng làm lụng, dành tiền đi thử AND xem tôi có phải là con đẻ của bố mẹ không? Nếu phải, tôi cần làm gì? Và không phải thì tôi có nên rời bỏ gia đình này không?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.