Tiểu đường týp 1: Không cần tiêm mỗi ngày với viên nang insulin 'thông minh'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Một thế giới mà bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 không còn cần phải tiêm hàng ngày có thể sẽ trở thành hiện thực trong vài năm tới, bởi các nhà khoa học Anh đã khởi xướng một dự án đầy tham vọng nhằm tạo ra một hệ thống truyền insulin tự động.

Hiện nay, những người mắc tiểu đường týp 1 phải thử máu vài lần một ngày để theo dõi đường huyết và tiêm insulin khi chỉ số đường huyết lên quá cao.

Việc thử máu hàng ngày này tốn thời gian và gây xâm lấn, và nếu thực hiện thường xuyên đối với trẻ em, chúng sẽ không thể tham dự tiệc đêm và cắm trại do bố mẹ không thể theo dõi được tình trạng của trẻ.
Nhưng hiện nay, các nhà khoa học tại trường ĐH Birmingham đang phát triển những viên uống thông minh có thể đi vào cơ thể và giải phóng insulin khi gặp mức đường huyết cao.

Nhóm nghiên cứu đã khám phá ra các phân tử liên kết với glucozơ, từ đó họ lên kế hoạch tạo ra một lớp vỏ có thể chứa insulin nhưng tan ngay khi gặp đường và giải phóng insulin bên trong.

“Chúng tối muốn làm cho cuộc sống của các bệnh nhân trở nên tốt hơn”, theo TS. John Fossey, giảng viên cao cấp tại viện hóa học thuộc trường Birmingham và là người đứng đầu dự án này.

“Hãy tưởng tượng các bệnh nhân có thể trải qua cả tuần mà không phải lo lắng về nồng độ đường trong máu hay phải tiêm thuốc. Tôi từng nói chuyện với phụ huynh của những trẻ mắc tiểu đường týp 1 và họ cho biết, họ mong ước con mình có thể làm những việc như tham dự tiệc đêm, cuộc sống của chúng chắc hẳn sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Hầu hết các bậc cha mẹ không đủ tự tin giao phó việc tiêm thuốc cho những người khác.

Chúng tôi hiện đang nỗ lực tạo ra một hệ thống truyền insulin dựa theo nồng độ glucozơ, giải phóng nhiều hơn nếu đường huyết ở mức cao.

Chúng tôi đã nhận diện được glucozơ trong cơ thể và đề xuất của tôi là dựa vào tính chất hóa học tương tự, lấy các phân tử này nhằm tạo ra một lớp để chứa insulin. Lớp chứa này sẽ vỡ ra khi gặp glucozơ và giải phóng insulin.

Bệnh nhân có thể dùng những viên nang insulin mỗi tuần một lần, và chúng sẽ dần tan ra khi có đường để duy trì đường huyết ở một mức cố định”.

Khoảng 400.000 người ở Anh mắc tiểu đường týp 1, trong đó có gần 30.000 trường hợp là trẻ em.

Các nhà khoa học tại Birmingham cho biết họ tự tin rằng viên nang sẽ sẵn sàng để thử nghiệm trên động vật chỉ trong vòng 5 năm tới, và sẽ sớm được áp dụng trên người.

“Đây có thể coi là một bước chuyển biến trong việc điều trị tiểu đường týp 1”, TS. Fossey cho biết.

“Điều này sẽ cho phép mọi người sống tự do mà không phải liên tục lo lắng về việc theo dõi tình trạng của mình”.

Dự án mới này được một phần tài trợ từ Tổ chức Nghiên cứu bệnh tiểu đường trẻ em (JDRF), một chức từ thiện của Anh hiện đang hợp tác với các nhà khoa học để tìm ra một cách chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Theo bà Sarah Johnson, Giám đốc của mảng Sứ mệnh thuộc JDRF: “Chúng tôi hân hạnh khi tài trợ cho công việc của TS. Fossey. Giai đoạn đầu của nghiên cứu này có thể đặt nền tảng cho loại insulin phản ứng với glucozơ, có thể tiêm một lần một ngày hay thậm chí một tuần, và sẽ phản hồi với nồng độ glucozơ giống như một tuyến tụy khỏe mạnh.
Đây sẽ là một phương pháp điều trị khiến thay đổi cuộc sống cho tất cả những ai đang sống chung với bệnh tiểu đường týp 1”.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang săn tìm một giải pháp cho bệnh tiểu đường týp 1. Vào tháng một vừa qua, các nhà nghiên cứu Mỹ đến từ trường ĐH Havard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố thành công của mình trong việc dập tắt căn bệnh này trên chuột trong vài tháng và có thể kéo dài lên tới vài năm nếu áp dụng trên người.

Phương pháp điều trị của họ đòi hỏi phải tạo ra hàng triệu tế bào sản sinh insulin trong phòng thí nghiệm trước khi tiêm chúng vào cơ thể. Điều này có nghĩa cứ vài năm bệnh nhân chỉ cần truyền tế bào một lần.

Trường ĐH Bắc Corolina cũng đã phát triển một “miếng vá thông minh” (smart patch) giúp theo dõi nồng độ glucozơ và truyền insulin tự động thông qua hàng trăm chiếc kim cực nhỏ.

Thiết bị công nghệ cao này được dán lên da giống như một miếng thạch cao, phát hiện được sự gia tăng nhỏ của lượng đường trong máu, tức là có thể truyền những liều thuốc insulin nhỏ xíu khi cần thiết.
Mặc dù cho đến nay thiết bị này mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, nhưng theo các nhà phát triển, đây có thể coi là một yếu tố “thay đổi cuộc chơi” cho con người.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.