Thịt lợn được giá, chất cấm lại tái xuất

Một trại nuôi lợn ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Một trại nuôi lợn ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai
TP - Đồng Nai là một trong những địa phương cung cấp thịt lợn chủ lực cho TPHCM, thời gian gần đây khi giá thịt lợn tăng cao, việc sử dụng chất cấm tại nhiều cơ sở nuôi heo ở đây bắt đầu xuất hiện trở lại. 

Thực hiện kiểm tra chất cấm thuộc nhóm beta - agonist tại các trang trại, nông hộ chăn nuôi lợn đợt 1/2014, Chi cục Thú y Đồng Nai kiểm tra 20 trang trại, nông hộ chăn nuôi lợn. 


Kết quả, vật phẩm của 2 cơ sở dương tính với chất cấm salbutamol. Các cơ sở này là trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Minh Đức (ấp Bảo Định, xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc) có tổng đàn 533 con lợn và trang Đồng Hiệp (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) có tổng đàn 700 con lợn. 

Hàm lượng chất cấm tại trang trại của ông Nguyễn Minh Đức rất cao, lên đến 17.540 ppb. Sau 10 ngày lượng chất cấm trong lợn vẫn chưa được bài thải hết. 

Tiếp tục kiểm tra đợt hai tại 34 trang trại chăn nuôi lợn, Chi cục Thú y Đồng Nai phát hiện 4 mẫu dương tính đối với chất cấm salbutamol tại 4 trang trại ở huyện Trảng Bom, nơi tập trung khá nhiều trang trại nuôi heo của tỉnh Đồng Nai, một trong những địa phương cung cấp thịt lợn chủ yếu cho TPHCM. Các trang trại vi phạm có tổng đàn từ trên 200 đến gần 1.000 con lợn. 

Theo kiểm tra, hầu hết các cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm đều dùng nhiều nguồn thức ăn như thức ăn chăn nuôi của các nhà máy, thức ăn tự trộn. Tuy nhiên chủ các trang trại là các ông Trần Văn Sâm, Trần Văn Sanh, Dương Đình Vĩ và bà Vũ Thị Liên không ai nhận đã trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi. Các trang trại vi phạm cũng sẵn sàng đóng phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi thú y với mức cao nhất là 15 triệu đồng cho mỗi trường hợp.

Chưa rõ nguồn gốc

Cho đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai vẫn chưa xác định được chất cấm salbutamol phát hiện tại các trang trại do người chăn nuôi tự đưa vào trong quá trình cho ăn, hay trộn vào trong thức ăn tự trộn, hay có sẵn trong thức ăn bổ sung. 

Việc truy xuất nguồn gốc chất cấm còn gặp nhiều khó khăn do không có trang trại chăn nuôi nào tự nhận trực tiếp cho chất cấm vào thức ăn. Trước tình trạng này, Chi cục thú y Đồng Nai đề nghị Sở NN&PTNT có văn bản đề nghị công an thực hiện truy xuất nguồn gốc chất cấm đối với các trường hợp đã phát hiện. 

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục thú y Đồng Nai cho rằng do giá lợn thịt tăng cao, nhiều khả năng một số người chăn nuôi cố tình sử dụng chất cấm để tăng lợi nhuận. Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã từng khiến người nuôi lợn lao đao khi người tiêu dùng hạn chế ăn thịt lợn, lợn mất giá dẫn đến thua lỗ. 

Làm nghề buôn lợn hàng chục năm nay, ông Đ. ở huyện Thống Nhất mỗi ngày mua hàng trăm con lợn bán cho các lò mổ cho biết, với kinh nghiệm thì nhìn đàn lợn trong chuồng là biết ngay lợn có được ăn chất cấm hay không. 

Cứ mỗi khi lợn thịt tăng giá thì các trại lại cho lợn ăn thuốc để tạo nạc, tăng thêm trọng lượng. Theo ông Đ., hiện nay nhiều trại ở địa phương này vẫn đang sử dụng chất cấm, cơ quan chức năng khó mà kiểm soát được. 

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chính là con sâu làm rầu nồi canh. Một số người vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến cả ngành chăn nuôi. 

Ông Công cho rằng: “Hầu hết vi phạm đều xảy ra ở các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy thức ăn gia súc không ai dại gì trộn chất cấm. Hiện nay việc xử phạt còn quá nhẹ so với vi phạm. Ở Thái Lan việc vi phạm này đã được xử lý hình sự. Vì vậy cần phải có hình phạt thích đáng mới có thể ngăn chặn tình trạng này”.

Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT mới đây đã có công điện khẩn gửi Sở NN&PTNT thuộc 6 tỉnh, thành phố (trong đó có Đồng Nai) thực hiện kế hoạch kiểm tra trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Trong đó, yêu cầu tập trung kiểm tra chất cấm đối với nhóm chăn nuôi có nguy cơ cao là cơ sở chăn nuôi tự phối trộn thức ăn chăn nuôi hoặc nuôi bằng nguồn thức ăn tận dụng của các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khu công nghiệp… 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.