Thêm ổ dịch cúm A/H5N6, Đắk Lắk lập đoàn công tác khẩn

Tiêu hủy đàn gia cầm bị cúm A/H5N6
Tiêu hủy đàn gia cầm bị cúm A/H5N6
TPO - Chiều 18/8, ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngay sau khi dịch cúm gia cầm A/H5N6 bùng phát trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, đơn vị đã triển khai các giải pháp cấp bách ngăn chặn dịch.

 Ngày 17/8, trên địa bàn thôn 3, xã Ea Kao ghi nhận thêm một ổ dịch cúm A/H5N6 trên đàn gà. Trước đó, ngày 10/8, đàn gà 3.100 con của hai hộ dân tại thôn 2 và thôn 3 xã Ea Kao xuất hiện tình trạng bỏ ăn, tiêu chảy, rồi chết hàng loạt. Cán bộ thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm gia cầm A/H5N6 nên đưa đi tiêu hủy toàn bộ đàn gà.

 Ngay khi xuất hiện thêm ổ dịch thứ 3, Sở Nông nghiệp và nông thôn Đắk Lắk đã đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tập trung chỉ đạo, huy động tối đa các nguồn lực xử lý các ổ dịch; Thành lập ngay các Đoàn công tác trực tiếp đến các xã đang có dịch để chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Các địa phương chưa có dịch cũng thành lập Đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, không có giấy chứng nhận kiểm dịch và không có nguồn gốc rõ ràng.

UBND TP Buôn Ma Thuột cũng đã công bố dịch cúm gia cầm trên địa bàn; Yêu cầu tạm dừng các hoạt động mua, bán, vận chuyển gà, vịt, ngan, ngỗng và sản phẩm của gà, vịt, ngan, ngỗng ra, vào vùng dịch; Giao lãnh đạo các phòng, ban  liên quan thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, nhanh chóng dập dịch không để lây lan. Tại khu vực gần ổ dịch, các hộ chăn nuôi đã mua hơn 55.000 liều vắc xin tiêm phòng cho đàn gia cầm.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.