Câu chuyện thú vị về vua phá lưới EURO

Van Basten vừa vô địch châu Âu năm 1988 vừa trở thành vua phá lưới của giải đấu - Ảnh Getty
Van Basten vừa vô địch châu Âu năm 1988 vừa trở thành vua phá lưới của giải đấu - Ảnh Getty
Trở thành Vua phá lưới của một VCK EURO luôn là một thành tựu đáng nhớ, và việc một cầu thủ trở thành chân sút hàng đầu của giải đấu thường đi đôi với việc đội bóng của anh ta sẽ vô địch. Nhưng không phải lúc nào hai chuyện này cũng song hành với nhau.

> 10 kiểu tóc ấn tượng qua các kỳ EURO

Van Basten vừa vô địch châu Âu năm 1988 vừa trở thành vua phá lưới của giải đấu - Ảnh Getty
Van Basten vừa vô địch châu Âu năm 1988 vừa trở thành vua phá lưới của giải đấu.   Ảnh Getty.

Michel Platini và Marco van Basten là hai cái tên nổi bật nhất từng gặt hái được cả vinh quang ở cấp độ cá nhân lẫn tập thể ở các VCK Euro.

Tại VCK EURO 1988 được tổ chức tại Đức, 5 bàn thắng của Van Basten đã giúp Hà Lan lần đầu tiên vô địch châu Âu, đồng thời biến chân sút lừng danh này thành vua phá lưới của giải đấu.

Trong đó, pha lập công quyết định của Van Basten vào lưới Liên Xô trong trận chung kết là một trong những bàn thắng đẹp nhất mọi thời đại – một cú vô-lê bóng sống bằng chân phải ở một góc cực hẹp.

4 năm trước đó, Platini thậm chí còn làm được hơn thế khi ông ghi tới 9 bàn tại EURO 1984, giúp chủ nhà Pháp lần đầu lên đỉnh châu Âu. Tất nhiên, với 9 bàn thắng ghi được, Platini không có đối thủ trong cuộc đua giành danh hiệu vua phá lưới của giải đấu.

Người gần nhất vừa trở thành chân sút hàng đầu của EURO vừa giúp đội nhà vô địch là David Villa.

Ở VCK EURO 2008 trên đất Áo và Thụy Sĩ, Villa đã ghi 4 bàn để giúp Tây Ban Nha lần thứ hai vô địch châu Âu đồng thời trở thành vua phá lưới của giải đấu.

Tuy nhiên, cho tới trước chiến công của Villa, EURO đã trải qua 3 VCK liên tiếp mà vua phá lưới không thuộc về đội vô địch. Trước Villa, lần gần nhất một cầu thủ vừa trở thành vua phá lưới vừa vô địch EURO là trường hợp của Henrik Larsen năm 1992.

Larsen đã góp 3 bàn thắng vào chức vô địch đầy bất ngờ của Đan Mạch (thay thế Nam Tư dự giải vào phút chót) tại EURO 1992, cho dù ông chỉ là đồng vua phá lưới bên cạnh Karlheinz Riedle (Đức), Dennis Bergkamp (Hà Lan), Tomas Brolin (Thụy Điển).

Một câu chuyện thú vị khác liên quan tới vua phá lưới EURO. Cho dù EURO 1984 là lần duy nhất Platini tham dự một VCK của giải vô địch châu Âu, nhưng với 9 bàn thắng ghi được cho ĐT Pháp (trong đó có 2 hat-trick liên tiếp ở vòng bảng), ông vẫn đang là chân sút số một trong lịch sử giải đấu.

Xếp sau Platini là Alan Shearer của ĐT Anh với 7 bàn. Với 6 bàn đã ghi được cho CH Czech, Milan Baros có thể phá vỡ kỷ lục của Platini nếu tiền đạo này chơi tốt tại EURO 2012 sắp tới.

Liên quan tới các đội tuyển, có một chi tiết đáng lưu ý là chỉ duy nhất một lần trong lịch sử EURO, đội bóng ghi nhiều bàn nhất trong giải đấu lại không thể đi tới trận đấu cuối cùng.

Đó là tại Euro 2004 khi Anh và CH Czech là hai đội ghi nhiều bàn nhất với cùng 10 lần phá lưới đối phương nhưng không đội nào đi tới trận chung kết. ĐT Anh bị loại ở tứ kết còn CH Czech dừng bước ở vòng 4 đội mạnh nhất.

Trong khi đó, Hy Lạp đã đi tới trận đấu cuối cùng trước khi đánh bại Bồ Đào Nha để lên ngôi vô địch mà chỉ ghi được 7 bàn trong 6 trận.

Danh sách vua phá lưới Euro:

1960: 2 Francois Heutte (Pháp), Viktor Ponedelnik (Liên Xô), Valentin Ivanov (Liên Xô), Drazen Jerkovic (Nam Tư)

1964: 2 Jesus Pereda (TBN), Ferenc Bene (Hungary), Deszo Novak (Hungary)

1968: 2 Dragan Dzajic (Nam Tư)

1972: 4 Gerd Mueller (Tây Đức)

1976: 4 Dieter Mueller (Tây Đức)

1980: 3 Klaus Allofs (Tây Đức)

1984: 9 Michel Platini (Pháp)

1988: 5 Marco van Basten (Hà Lan)

1992: 3 Henrik Larsen (Đan Mạch), Karlheinz Riedle (Đức), Dennis Bergkamp (Hà Lan), Tomas Brolin (Thụy Điển)

1996: 5 Alan Shearer (Anh)

2000: 5 Patrick Kluivert (Hà Lan), Savo Milosevic (Nam Tư)

2004: 5 Milan Baros (Czech)

2008: 4 David Villa (TBN)

Theo Thể Thao Văn Hóa

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG