> Điểm danh 7 tàu chiến Trung Quốc dám 'đọ sức' với Nga
> Tàu sân bay Mỹ 'dằn mặt' 3 hạm đội TQ trên Biển Đông
Để tham gia 2 cuộc diễn tập mang tên Naval Interaction 2013 và “Sứ mệnh Hòa bình 2013” (Peace Mission 2013), cả 2 nước đã điều động tổng cộng 13 tàu chiến. Trong đó, hải quân Trung Quốc cử sang Nga 7 tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải, còn phía Nga phái 5 tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương tham gia diễn tập.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc tham gia tập trận lần này gồm: tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương (115), Thạch Gia Trang (116); tàu khu trục tên lửa Type 052B Vũ Hán (169); tàu khu trục tên lửa Type 052C Lan Châu (170); tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài (538), Diêm Thành (546) và tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ (881).
Còn Biên đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga gồm có: Tuần dương hạm, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Varyag (011), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543), tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572), tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14).
Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Atlat (Атлант) tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Nó chính thức được biên chế trong lực lượng hải quân Liên Xô vào ngày 16/10/1989. Đây là loại tuần dương hạm hạng nặng được trang bị nhiều loại vũ khí vũ khí rất khủng của Nga.
Tuần dương hạm mang số hiệu 011 này có lượng giãn nước 11.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m, biên chế 485 người, trong đó có 38 sĩ quan. Varyag sử đụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, tốc độ tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7500 hải lý (tương đương 13.200km) với tốc độ 18 hải lý/h. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng Ka-27/28.
Về vũ khí chống hạm, Varyag được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”) có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km. Về vũ khí phòng không, Varyag trang bị chủ yếu tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble) và 1 giá 2 ống phóng thẳng đứng loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”.
Về vũ khí chống ngầm, Varyag được trang bị 2 cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU600012 có tầm bắn 6km. Ngoài ra, Varyag còn có 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối và 1 pháo hạm 2 nòng 30mm, tầm bắn 29km.
Tàu “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - số hiệu 543) và “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572) đều thuộc lớp tàu khu trục tên lửa cỡ lớn chuyên chống ngầm Udaloy-I, được đóng trong khuôn khổ dự án 1155. Các tàu này được xếp vào hàng ngũ những tàu chống ngầm mạnh nhất thế giới. Hiện Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 4 tàu thuộc lớp này.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Nguyên soái Saposnikov” (Saposnikov Marshal - 543). |
Các tàu thuộc dự án Udaloy-I được phát triển trên thiết kế của lớp tàu hộ vệ Krivak, nhưng mở rộng theo hướng tàu khu trục chống ngầm hạng nặng. Các thuộc lớp này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 7300 tấn, tải trọng tối đa 8200 tấn; chiều dài 164m, rộng 19,3m, mớn nước 8m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h, vận tốc tuần hành 18 hải lý/h, phạm vi hoạt động tối đa 5700 hải lý (10.400km), thủy thủ đoàn 267 người.
Tàu được trang bị 2 cụm 4 ống phóng (8 quả) tên lửa chống ngầm URPK-5 (85RU) Rastrub (NATO gọi là SS-N-14 Silex), đây là loại tên lửa chống ngầm cực kỳ đặc biệt, được mệnh danh là “sát thủ tàu ngầm”. Nó có tầm bắn 55km, tốc độ 1Mach, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân cõ nhỏ có lượng nổ 5 kiloton.
Để chống ngầm tầm trung, tàu được lắp đặt 2 cụm 4 ống phóng (8 quả) ngư lôi 533mm với cơ số đạn 8 quả có tầm bắn 20km, vận tốc 45 hải lý/h. Để tăng thêm khả năng chống ngầm xa tàu, Udaloy-I còn có thể mang theo 2 trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc Ka-27. Để nâng cao hiệu quả săn ngầm, nó luân phiên thường trực 1 chiếc trực thăng lưu không để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm từ xa.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị một số loại vũ khí khác như: 2 ống phóng ngư lôi nước sâu RBU-6000; 8 cụm 8 ống phóng thẳng đứng, với 64 quả tên lửa phòng không tầm gần 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9 Gauntlet) có tầm bắn 12km và độ cao tối đa 12km, hiệu quả 6km; 2 pháo hạm 100mm, 4 pháo 30mm.
Tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn “Đô đốc Vinogradov” (Admiral Vinogradov - 572). |
Tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenniy, lớp tàu khu trục thế hệ thứ 3 của Nga, được thiết kế với mục đích bổ trợ tác chiến với tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy. Bystryy hạ thủy tháng 11/1978, chính thức phục vụ trong lực lượng hải quân vào tháng 12/1980.
Tàu có chiều dài 156,37m, rộng 17,19m, mớn nước 6,5m, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 7900 tấn, đầy tải 8480 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Tầm hoạt động: 2400 hải lý (với vận tốc 32 hải lý/h), 6500 hải lý (20 hải lý/h), 14.000 hải lý (14 hải lý/h). Với mục đích bổ trợ cho tàu lớp Udaloy (chủ yếu chống ngầm) nên tàu lớp Sovremenniy chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ đối hải và phòng không.
Vũ khí trang bị mạnh nhất của nó là 2 cụm 4 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M80M P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Loại tên lửa này có vận tốc Mach 2.5, trang bị đầu đạn thường 300 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân có lượng nổ 200 kiloton, tầm phóng 120 km, trọng lượng phóng là 4.000 kg.
Nó được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Shtil (SA-N-7 Gadfly). Đây là biến thể trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất Buk-M1 có tầm bắn 25km, độ cao tối đa 15km với vận tốc Mach 2,5. Trên tàu khu trục lớp Sovremenniy được trang bị 48 tên lửa loại này.
Tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) lớp Sovremenny . |
Tuy không thiên về chức năng chống ngầm nhưng Sovremenny cũng được trang bị 2 dàn phóng ngư lôi cỡ 533mm và 6 ống phóng tên lửa chống ngầm nước sâu RBU-1000. Ngoài ra, nó còn trang bị cả máy bay chống ngầm Kamov KA-27 “Helix” để làm “cánh tay nối dài”, nâng cao khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm từ xa.
Về vũ khí tầm gần, Sovremenny được trang bị 2 khẩu pháo AK-130-MR0184 phía trước, phía sau nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và 6 khẩu AK-630 CIWS nhằm bảo vệ tàu tốt hơn trước các máy bay không người lái (UAV), tên lửa hạm đối hạm và các máy bay cường kích.
Tham dự đợt diễn tập lần này còn có 2 tàu cao tốc tên lửa Project 1241.1 Molniya (NATO gọi là Tarantul-III) mang số hiệu 940 (R-11) và 924 (R-14). Đây là lớp tàu cao tốc tên lửa rất nổi tiếng, có rất nhiều biến thể và được xuất khẩu sang rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tàu có chiều dài 56,1m, rộng 10,2m, mớn nước 3,46m, lượng giãn nước tiêu chuẩn/đầy tải là 385/455 tấn. Nó có tốc độ tối đa 38 hải lý/h, phạm vi hành trình 1650 hải lý (vận tốc 14 hải lý/h), thủy thủ đoàn 34 người (5 sĩ quan).
Tàu cao tốc tên lửa Project 12411 (Tarantul-III) mang số hiệu 924 (R-14). |
Vũ khí chính trên tàu là hệ thống tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M80M P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) (4 quả). Tàu cũng được trang bị hệ thống tên lửa phòng không 9K32 “Strela-2” (9К32 “Cтрела-2”; NATO gọi là Grail). Ngoài ra, nó còn được trang bị pháo hạm 76mm AK-176 và 2 bệ pháo phòng không tầm gần 30mm AK-630.
Nhìn chung, các chiến hạm Nga mang ra diễn tập lần này đều có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật, có khả năng răn đe cực mạnh. Một biên đội gồm 5 – 6 tàu có khả năng đảm bảo tất cả các nhiệm vụ đối hạm, đối không, đối ngầm và tấn công mặt đất bằng vũ khí thông thường đầu đạn hạng nặng hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là nét đặc biệt chỉ có ở những biên đội tàu mặt nước kiểu Nga.
Theo Nguyễn Ngọc
anninhthudo.vn