Phụ nữ làm việc nhà nhiều gấp mấy lần đàn ông?

36 loại việc nhà chưa tính nấu ăn là do phụ nữ gánh vác trong khi đàn ông chỉ đổ rác, thay bóng đèn và làm việc cá nhân, theo khảo sát về sự phân chia việc nhà tại Anh.

Khảo sát trên 1.000 phụ nữ đi làm do website gia đình lớn nhất nước Anh là Mumsnet thực hiện. Kết quả cho thấy: Hầu hết việc nhà là do phụ nữ thực hiện trong phần lớn thời gian. Chị em làm việc nhà nhiều gấp đôi đàn ông, ngay cả khi họ đã làm việc cả ngày ở cơ quan.

Trong khi đàn ông chỉ đổ rác, thay bóng đèn và làm vệ sinh cá nhân, thì ngược lại, 36 loại việc nhà khác (chưa tính nấu ăn) đều dồn lên vai phụ nữ như hút bụi, cọ nhà tắm, giặt, là quần áo...

Phụ nữ làm việc nhà nhiều gấp mấy lần đàn ông? ảnh 1

Nhiều gia đình chồng nằm khểnh xem tivi trong khi vợ bù đầu với hàng mớ việc. Ảnh: telegraph.

Theo đó, trung bình phụ nữ dành 10 tiếng mỗi tuần cho việc nhà, trong khi đàn ông chỉ mất 5 tiếng.  Chỉ 5% đàn ông chịu trách nhiệm lau dọn nhà hàng tuần, so với 71% phụ nữ. Số gia đình còn lại chia đều công việc cho cả hai. Chị em cũng là người chủ yếu chăm lo đời sống của các con như tổ chức tiệc sinh nhật, mua quần áo và chuẩn bị cặp sách đi học... 

Những việc nhà chị em gánh vác là chính: 

1. Lau dọn hàng tuần.

2. Lau dọn hàng ngày.

3. Hút bụi.

4. Lau dọn bếp, phòng tắm.

5. Lau dọn thiết bị phòng bếp (lò nướng/tủ lạnh).

6. Thu dọn đồ đạc ngăn nắp.

7. Giặt quần áo.

8. Giặt chăn ga gối.

9. Thay khăn trải bàn, ga giường.

10. Là (ủi) quần áo.

11. Quản lý ngân quỹ gia đình.

12. Lo bảo hiểm xe cộ.

13. Lo bảo hiểm nhà.

14. Trả hóa đơn mua đồ.

15. Liên lạc với giáo viên/bảo mẫu của con về các vấn đề hàng ngày.

16. Liên lạc với giáo viên/bảo mẫu của con trong các chuyến đi.

17. Người đầu tiên bị gọi tới nếu có vấn đề ở trường học/nhà trẻ.

18. Chuẩn bị cặp sách đi học cho con.

19. Làm/tư vấn bài tập về nhà cho con.

20. Bố trí việc trông trẻ.

21. Bố trí xin học vào trường tiểu học/trung học.

22. Bố trí ngày đi chơi cho cả nhà.

23. Đưa trẻ đến các câu lạc bộ.

24. Tổ chức các bữa tiệc sinh nhật.

25. Mua quần áo.

26. Lo mua sắm chuẩn bị lễ tết.

27. Mua quà cho gia đình.

28. Bố trí cuộc hẹn với bác sĩ/nha sĩ...

29. Chăm trẻ kể cả đêm và cuối tuần.

30. Chuẩn bị cho chồng khi anh ấy chăm trẻ vào buổi tối và cuối tuần.

31. Đọc truyện trước khi đi ngủ.

32. Chăm sóc khi con ốm.

33. Xin nghỉ làm để chăm con ốm.

34. Xử lý khi trẻ thức đêm.

35. Mua quà sinh nhật cho các thành viên gia đình.

36. Đặt lịch cho các kỳ nghỉ.

Justine Roberts, Giám đốc tổ chức Mumsnet cho biết, tình trạng nặng gánh việc nhà này không phải bởi phụ nữ không có thu nhập nên phụ thuộc vào chồng. Thực tế, 1/3 số bà mẹ đi làm là người kiếm tiền chính cho gia đình. Mặc dù vậy, họ vẫn phải gánh vác phần lớn việc trong nhà. Không ngạc nhiên khi số phụ nữ gánh chức vụ cao là không nhiều. "Hầu hết phụ nữ đã kiệt sức để có thể leo lên cao trong nghề nghiệp".

Một khảo sát độc lập do chương trình Woman's Hour của kênh BBC Radio 4 - khảo sát trên 1.000 đàn ông và phụ nữ - cũng cho ra kết quả tương tự, với phụ nữ ước đoán mất 11,5 giờ mỗi tuần cho việc nhà, trong khi chỉ có 6 tiếng với đàn ông. 2/3 số người được hỏi ở độ tuổi 18-34 cho biết họ cãi nhau với bạn đời về việc nhà, trong khi ở độ tuổi ngoài 65 tỷ lệ này giảm xuống còn 1/3. 

Thuận An (Theo Telegraph)

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.